Câu 115 : Trình bày thành tựu KHTN (Toán học, Thiên văn học, Y học) và kỹ thuật của TQ thời Cổ trung đại (Giấy, in, la bàn, thuốc nổ)?
a/ Thành tựu KHTN:
Theo truyền thuyết từ thời Hoàng Đế, người TQ đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Đến thời Tây Hán, ở TQ đã xuất hiện một tác phẩm toán học tên Chu bễ toán kinh. Nội dung là nói về lịch pháp thiên văn, hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác), số học (phân số, số thường).. đặc biệt tác phẩm toán học của TQ sớm nhất về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago.
Thời Đông Hán xuất hiện 1 tác phẩm quan trọng là Cửu chương toán thuật, tác phẩm này chia thành 9 chương, gồm các nội dung như 4 phép tính, phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3, phương trình bậc 1, số âm, số dương, cách tính diện tích các hình thể , thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu, quan hệ giữa 3 cạnh tam giác vuông....
Đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, Lưu Huy và Tổ Xung Chi là 2 nhà toán học nổi tiếng, Lưu Huy đã chủ giải sách Cửu chương toán thuật, tìm ra số . Tổ Xung Chi (429-500) cũng chú thích Cửu chương toán thuận, là người sớm tìm ra số chính xác gồm 7 số lẻ nằm giữa 2 số 3,1415926 và 3,1415927
Đời Đường, TQ có nhiều nhà toán học như nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra công thức , phương trình bậc 2, Vương Hiếu Thông soạn sách Tập cổ toán kinh, dùng phương trình bậc 3 để giải quyết nhiều vấn đề toán học.
Thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh càng có nhiều nhà toán học, trong đó có Giả Hiền, Thẩm Quát đời Tống có thể coi là những người tiêu biểu, Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao.
Thẩm Quát nêu ra những ý kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi đã biết đường kính của vòng tròn và chiều cao của dây cung, đặc biệt là thời Tống, Nguyên người TQ đã phát minh ra cái bàn tính thuận lợi cho việc tính toán.
+ Thiên Văn học :
Từ thời Hoàng Đế Nghiêu Thuấn, TQ đã biết quan sát thiên văn, đến thời Thương trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực và nguyệt thực, đây là những tài liệu sớm nhất thế giới, trong sách Xuân Thu cũng có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực , nay đã chứng minh có 33 lần hoàn toàn chính xác . Sách Xuân Thu còn chép năm 613 TCN "Sao Bột nhập vào Bắc đẩu". Đó là sao chổi Halây được ghi chép sớm nhất trong lịch sử thế giới. Chu kỳ sao chổi này là 76 năm, sau này người ta biết được sao chổi Halây đã đi qua TQ 31 lần.
Nhà Thiên văn học nổi tiếng TQ là Trương Hành (78-139), ông đã biết ánh sáng của mặt trăng là nhân của mặt trời , lần đầu tiên giải thích đúng đắn rằng nguyệt thực là do mặt trăng nấp sau bóng của trái đất. Tác phẩm thiên văn học của ông nhan đề "Linh hiến", trong đó ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn học lúc bấy giờ. Trong Linh hiến ông đã nêu ra những nhận thức đúng đắn như vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự ly cách quả đất gần hay xa.
Trương Hành còn có nhiều hiểu biết về địa lý, địa chất học, ông chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi là " địa động nghi" có thể do một cách chính xác phương hướng của động đất.
YOU ARE READING
Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới- Blackcat2110
RandomĐề cương lịch sử văn minh thế giới kèm đáp án Link down ở phần bình luận http://www.mediafire.com/file/944cqgks8wk64s2/8_ch%C6%B0%C6%A1ng_LS_VMTG.doc ---> link down