Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Nguồn: Criminal Psychology: Understand Criminal Mind Through Criminal Psycho log.
_______________Từ năm 1970s, FBI đã phát triển kỹ năng phác hoạ hồ sơ tội phạm khá chính xác mà ngày nay gọi là “Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm”
Quá trình này theo định nghĩa của FBI là phương thức tiếp cận từng bước một bao gồm năm giai đoạn, đó là:
1. Thông tin đầu vào (profiling input)
2. Xác định mô hình hoạt động (decision process model)
3. Đánh giá tội ác (crime assessment)
4. Hồ sơ tội phạm (The criminal profile)
5. Điều tra
6. Mục tiêu (thuờng được coi là giai đoạn thứ 6), bắt giữ nghi phạm.1. THÔNG TIN ĐẦU VÀO.
Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm bắt đầu với giai đoạn sàng lọc thông tin có sẵn. Trong giai đoạn này, các nhà điều tra thu thập thông tin từ hiện truờng và các loại dữ liệu, bằng chứng có liên quan đến tội ác. Bằng chứng dù nhỏ đến mức nào cũng có tác dụng rất lớn cung cấp thông tin giúp họ hiểu được hành vi của nghi phạm. Hiện truờng vụ án, thông tin về nạn nhân, thông tin pháp lý, và các báo cáo ban đầu của cảnh sát phải được điều tra nghiên cứu cẩn thận.
Trong quá trình khám xét hiện trường, một điều rất quan trọng là cần phải chú ý miêu tả toàn cảnh hiện truờng, vị trí các vật chứng, xác nạn nhân và hung khí nằm ở hiện truờng. Các yếu tố khác cũng cần lưu tâm đến như thời gian, tình huống thời tiết, vị trí chính trị và xã hội của khu dân cư nơi nạn nhân sinh sống.
Toàn bộ thông tin quá khứ của nạn nhân cũng rất quan trọng, nhất là trong các vụ sát hại. Các thông tin đó phải bao gồm gia cảnh, các mối quan hệ với nguời thân, tình trạng sức khoẻ, lịch sử pháp lý, cũng như danh tiếng, tính cách, thói quen và đạo đức xã hội. Nếu có nhiều nạn nhân thì có khả năng giữa các nạn nhân có mối liên kết gì đó.
Nguời nghiên cứu nạn nhân (victimology) nhìn vào những điểm tuơng đồng giữa các nạn nhân như tuổi tác, giới tính hay thậm chí là những nét ngoại hình giống nhau như màu mắt. Đồng thời họ còn tìm xem các nạn nhân có cùng quá khứ nào không hay đã từng gặp nhau ở đâu đó rồi.
Các thông tin pháp lý như khám nghiệm tử thi, các loại chất độc hay các bức hình về cơ thể nạn nhân và các vết thương rất trọng yếu đối với việc điều tra. Báo cáo nên có cả giám định của pháp y, loại hung khí được sử dụng và cả nghi vấn về chuỗi vết thuơng trên người nạn nhân.
2. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG.
Khi bạn bắt đầu phân loại và sắp xếp thông tin đầu vào, bạn bắt đầu quá trình xác định. Quá trình này được tạo thành bởi bảy yếu tố xác định được gọi là “mô hình” bao gồm: (1) kiểu và phuơng thức sát hại, (2) mục đích ban đầu, (3) nguời gặp nguy hiểm, (4) mức độ nguy hiểm của tội phạm (5) sự leo thang, (6) thời gian vụ án, (7) các yếu tố liên quan đến địa điểm gây án.
a. Loại và phương thức sát hại:
Có nhiều loại án mạng khác nhau dựa trên kiểu và phuơng thức. Nếu chỉ có một nạn nhân trong vụ việc thì đó được gọi là án mạng đơn, nếu có hai nạn nhân trong trong cùng vụ án thì là án mạng kép, nếu có ba thì chính là án mạng ba. Nhưng nhiều hơn ba, tức là bốn, năm… trong cùng một địa điểm và vụ án thì được gọi là án mạng tập thể.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm Lý Học
RastgeleSưu tầm Nguồn: http://tamlyhoctoipham.com/category/tlh-toi-pham/tam-ly-toi-pham/ http://tuhieuminh.blogspot.com/2013/04/cac-hoc-thuyet-tam-ly-nhan-cach.html http://ver1.tamlyhoctoipham.com/author/hiroshimi/