116. TIỂU NHIỀU
-- >2l / 24h (đi tiểu nhiều lần nhưng số lượng đi tiểu một lần bình thường)
Sinh lý
Tăng nguồn nước nhập:
- uống nước nhiều (thời tiết nắng nóng, ..)
- truyền nhiều nước
Liên quan đến hệ thần kinh tự chủ- tự động: căng thẳng thần kinh, stress, uống nhiều do nguồn gốc thần kinh
Bệnh lý Ngoài thận
- Lợi tiểu
- Tăng glucose máu, đái tháo đường (tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu)
- Đái tháo nhạt thể trung ương (tuyến yên giảm sản xuất ADH)
- Cường giáp (gây tăn đường máu-đường niệu)
- Tăng calci niệu (cường tuyến cận giáp)
- Thượng thận sản xuất không đủ aldosterol (bệnh Addison)
Bệnh lý Tại thận
- Mất khả năng cô đặc nước tiểu do thận giảm đáp ứng với ADH:
+ Đái tháo nhạt thể thận, do khiếm khuyết gen quy định receptor của ADH
+ Sau nhiễm độc 1 số chất ví dụ lithium
+ Tổn thương mô kẽ thận mạn tính, bệnh thận trào ngược, hoặc bệnh thận do dị ứng 1 số chất.(Thận đề kháng ADH)
- viêm thận xơ
- Suy thận mãn: giai đoan đầu
- Viêm ống thận cấp (suy thận cấp
Suy thận mãn giai đoạn đầu và đa niệu.
- Sách SLB có đều cập đến suy thận mãn giai đoạn đầu thường có đa niệu, chỉ đến giai đoạn cuối mới thiểu niệu và vô niệu. Tuy nhiên mình nghĩ theo định nghĩa suy thận mạn: " Là hậu quả của các bệnh thận mạn tính gây giảm sút từ từ số lượng của nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% thì gọi là có suy thận mạn". Với định nghĩa như vậy, khi số lượng nephron chức năng giảm từ từ làm giảm mức lọc cầu thận thì không có lý do gì gây ra ĐA NIỆU hết.
- Tuy nhiên, SLB YDH đưa ra giải thích là khi mà các nephron tổn thương nhiều thì các nephron còn lại sẽ phải đảm nhiệm khối lượng công việc bài tiết như khi thận bình thường. Vì phải chịu 1 áp lực lọc lớn, các nephron này phì đại và vì khối lượng các chất hòa tan đưa đến đây rất nhiều nên gây ra tình trạng lợi tiểu thẩm thấu, hậu quả là tiểuđêm và tiểu nhiều.
- Ngoài ra, nếu suy thận mạn giai đoạn đầu do viêm thận bể thận mạn thì người ta còn nhắc đến sự phân ly chức năng cầu thận - ống thận là nguyên nhân gây ra đa niệu. Tức là, do hoạt động bù trừ ở giai đoạn đầu nên cầu thận vẫn duy trì được hiệu suất lọc, nhưng do tổ chức kẻ (trong đó có ống thận) bị tổn thương do quá trình viêm mạn nên khả năng tái hấp thu muối, nước bị giảm sút. Gây ra triệu chứng đa niệu trên lâm sàng. Giai đoạn sau thì hiện tượng này không còn nữa do chính bản thân các cầu thạn cũng bị tổn thương và giảm chức năng (theo Harrison)