TIẾNG TIM - TIẾNG THỔI

658 1 0
                                    

17. XÁC ĐỊNH MỎM TIM

NHÌN:

- Bình thường mỏm tim đập trên khoảng gian sườn 4-5 , trên đường trung đòn trái

- Khi thất trái giãn lớn, mỏm tim đập thấp xuống dưới (gian sừơn 5-6), chếch ra đường nách trước.

- Diện đập của tim có bán kính khoảng 1-2cm. Thất trái giãn  diện tim đập rộng.

- Thất phải lớn có thể nhìn thấy mỏm tim đập ở mũi ức.

SỜ

- Ngồi bên phải bệnh nhân, bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, sờ tốt nhất ở thì thở ra.

- Thầy thuốc dùng bàn tay áp lên vùng trước tim. Ngón trỏ và ngón giữa xác định gian sườn 4, giao điểm giữa gian sườn 4 và đường trung đòn trái.

THAY ĐỔI VỊ TRÍ CỦA MỎM TIM

Sinh lý : thay đổi tư thế  thay đổi vị trí của mỏm tim

Bệnh lý:

- Tràn dịch màng ngoài tim: không sờ thấy mỏm tim

- Bệnh lý tim to ra: mỏm tim thấp xuống dưới hoặc ra ngoài đường trung đòn.

- Tràn dịch, tràn khí màng phổi một bên, dày dính màng phổi và màng tim  mỏm tim bị đẩy lệch sang một bên ( trong trường hợp này, khí quản cũng bị đẩy lệch)

- Dày dính màng tim, dính với phổi tiếp cận  làm diện tim nhỏ lại và mỏm tim khôn thay đổi khi thay đổi tư thế

- Tràn dịch màng bụng, hoặc một khối u to trong bụng...  cơ hoành bị nâng lên  mỏm tim ở tư thế nằm ngang.

THAY ĐỔI VỀ CƯỜNG ĐỘ KHI SỜ

- Mỏm tim đập mạnh: gặp trong cường kích thích ( Basedow, cường giao cảm, hở van ĐMC), phì đại thất trái do hẹp valve động mạch chủ, tăng huyết áp hay thông luồng trái – phải ( cần phân biệt với diện tim đập rộng do sự giãn thất trái trong hở valve chủ, hở valve 2 lá...)

- Mỏm tim đập yếu: bệnh nhân béo phì, thành ngực dày, khí phế thủng, tràn dịch màng ngoài tim, xẹp phổi, tim đập yếu.

MỘT SỐ BẤT THƯỜNG KHÁC

- Diện tim đập kiểu vòm "Bard": gặp trong hở van ĐMC- mỏm tim đập ở vị trí thấp, sang trái mạnh, dội vào lòng bàn tay trong tâm thu, rút mạnh về phía lồng ngực trong tâm trương.

- Dấu đập của ĐMC trên hõm ức

- Nhịp đập bên phải do phình quai ĐMC

- Dấu chạm phễu (ở gian sườn 2 bên trái): do phễu phổi giãn (thường gặp trong suy tim phải)

- Dấu Hazer: do thất phải giãn hay phì đại, khi đặt ngón tay dưới góc sườn – mũi ức trái và hướng lên trên, (có thể cần phải hít sâu mới thấy ở bệnh nhân mập phì, thành ngực dày)

 Cần phân biệt với: nhịp đập của động mạch chủ hoặc gan đập : hướng đập từ sau ra trước (nhịp đập có hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới )

Rung miu:

- Cảm giác xúc giác do dòng máu xoáy mạnh (tốc độ dòng máu đi nhanh) vào các buồng tim, cácmạch máu lớn  xung động do dòng máu và chạm làm rung các cấu trúc van, thành cơ, thành mạch máu lớn được truyền đến tay như cảm giác sờ lên lưng mèo

200 triệu chứng nội khoaWhere stories live. Discover now