giải oan cho các quan đại thần nhà Thanh

595 13 1
                                    

Giải oan cho các quan đại thần nhà Thanh.

Chẳng lẽ bạn nghĩ rằng hai vị Hoàng đế thông minh nhất, chăm chỉ nhất triều nhà Thanh, lại có một đám đại thần lẩn thẩn như thế này?

Ôi, đương nhiên là không phải rồi.

1. Về việc biếu xoài.

Vị Tổng đốc vùng Mân Chiết dâng xoài cho Khang Hy, tên gọi Giác La Mãn Bảo, là bà con xa cùng tộc với Hoàng thượng, cũng là thế hệ thứ hai của người Đông Bắc.

Việc ông ta gửi xoài cho Hoàng thượng, xuất phát từ tâm trạng của một người Đông Bắc lần đầu tiên được nhìn thấy trái cây vùng nhiệt đới, vậy nên muốn chia sẻ cho đồng hương để cùng thưởng thức.

Khang Hy ăn được món ngon như vậy, đáng lẽ sẽ thích vô cùng. Nhưng, nghĩ đến việc xoài chín rồi thì để không được, xanh thì không ngon, nhận một đống xoài thì dân chúng nơi đó sẽ tức giận mắng chửi, thế là quyết định không cho Mãn Bảo gửi nữa.

Hoàng thượng không nói “không ngon”, chỉ nói rằng “vô ích”, thật ra là tiếc tiền vận chuyển, dùng bạc của triều đình hết mà. Đương nhiên, Hoàng đế sẽ không nói mấy lời “phàm trần tục thế” giống chúng ta rồi, ông ta sẽ nói:

”̶N̶̶g̶̶ư̶̶ờ̶̶i̶ ̶Đ̶̶ô̶̶n̶̶g̶ ̶B̶̶ắ̶̶c̶ ̶b̶̶ọ̶̶n̶ ̶t̶̶a̶ ̶ở̶ ̶đ̶̶â̶̶u̶ ̶c̶̶ũ̶̶n̶̶g̶ ̶c̶̶ó̶ ̶h̶̶ế̶̶t̶̶.̶"

“Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.” - Đạo Đức Kinh | Lão Tử

Dịch xuôi:
Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quý của khó được, khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn. (Nguồn: nhantu.net)

Không lâu sau khi biếu xoài, Mãn Bảo được thăng lên làm Thượng thư, có địa vị cực cao.

2. Về việc hỏi thăm sức khỏe.

Vị quan dệt may Hàng Châu cứ lặp đi lặp lại mấy câu hỏi thăm Ung Chính – Tôn Văn Thành này, là được ông nội của Tào Tuyết Cần (Tác giả Hồng Lâu Mộng) – Tào Dần tiến cử.

Chức quan dệt may thuộc quyền quản lý của phủ nội vụ, là người của riêng Hoàng thượng, chứ không phải là người của bên triều đình.
Chức quan này không chỉ quản lý việc may mặc của hoàng gia, còn là cơ sở ngầm đấy. Cả Tôn Văn Thành và Tào Dần đều là tai mắt của Khang Hy đặt ở từng địa phương để thu thập tình báo.

Tôn Văn Thành báo cáo với Khang Hy về việc ở Đài Loan có người tạo phản, bởi nơi ông nằm vùng mãi tận Hàng Châu nên có lẽ tin tức này truyền đến ông ta qua đường biển, nhưng khi ấy đã dẹp loạn được khởi nghĩa rồi.

Khang Hy tất nhiên sẽ chẳng trách ông ta, bởi việc nghe ngóng thông tin rồi báo cáo là phận sự của Tôn Văn Thành. Hoàng thượng còn khoe rằng: “Chúng ta đánh thắng bọn dân đen kia rồi!” Có cảm giác thành tựu quá luôn ấy chứ.

Tôn Văn Thành giữ chức quan dệt may Hàng Châu trong suốt 21 năm, đến khi Ung Chính lên ngôi, muốn điều tra ông ta, điều tra mấy năm liền cũng chẳng tìm ra xíu sai sót nào cả.

Lúc này, Tôn Văn Thành liên tục dâng lên Hoàng thượng những lá sớ hỏi thăm sức khỏe.

Đây là một loại sách lược, dùng rất nhiều tin tức dư thừa để ảnh hưởng những suy đoán của Hoàng đế, Ung Chính vừa nhìn vào là sẽ biết ông ta là một lão già lẩn thẩn, mà chẳng phải một kẻ khôn khéo, gian trá.

Sớ nào Ung Chính cũng trả lời, còn nói mình “béo ra tý”, bạn xem kìa, ông ta nhận được rất nhiều sự quan tâm của Hoàng thượng.

Quần áo bạn mặc từ nhỏ đều do người này làm ra, giờ kẻ này ngày nào cũng ngớ ngẩn hỏi thăm sức khỏe bạn.

Ung Chính cũng bị ông ta lừa, cảm thấy người này không khôn khéo gian trá gì, chỉ là có chút hoa mắt ù tai tuổi già thôi.
Làm chức quan dệt may này thường bị khám xét nhà lắm, nhà của Tào Tuyết Cần bởi vậy cũng bị tịch thu đó thôi.

Trải qua hai đời Hoàng đế, Khang Hy và Ung Chính, Tôn Văn Thành mất chức cũng chỉ do tuổi già.

3. Về việc dự yến thọ.

Vị Tổng đốc vùng Trực Lệ (nhậm chức này hơn 10 năm) suốt ngày dự báo thời tiết kia tên gọi Triệu Hoằng Nhiếp, là con của Triệu Lương Đống. Triệu Lương Đống chính là vị quan Tổng binh để râu quai nón mà nhân vật Vi Tiểu Bảo trong cuốn tiểu thuyết của Kim Dung gặp ở Thiên Tân, sau này trở thành vị tướng quân với những chiến công vô cùng hiển hách.

Triệu Hoằng Nhiếp vừa vào triều làm quan đã là quan nhị phẩm, ông ta nhỏ hơn Khang Hy 2 tuổi, cũng là bạn đồng lứa của Khang Hy. Khoảng cách ngày sinh của hai người này cũng không cách biệt là bao, một kẻ là Bạch Dương, một người là Kim Ngưu.

Khang Hy già đi một tuổi, Triệu Hoằng Nhiếp cũng già đi một tuổi. Ông ta muốn dự sinh nhật của Khang Hy, ý muốn nói ở đây là muốn đi gặp ông anh già, hai người họ có mối quan hệ vô cùng thân thiết. Hoàng đế không cho ông ta đến Kinh Thành, là bởi thấy ông ta tuổi cũng lớn rồi, sao chịu được đường sá xa xôi.

Bạn thử tưởng tượng khi mình quên sinh nhật người yêu xem nào, có chết không chứ?

Năm Khang Hy thứ 56, Triệu Hoằng Nhiếp cứ báo đi báo lại tình hình thời tiết, năm ấy Khang Hy đã 64 tuổi, còn ông ta đã 62, già cả hết rồi. Nhìn mấy bản tấu sớ mà xem, Triệu Hoằng Nhiếp có vẻ đã chẳng thể đảm nhiệm công việc được nữa, nhưng Khang Hy vẫn giữ ông ta làm chức Tổng đốc.

Năm Khang Hy thứ 61, Triệu Hoằng Nhiếp qua đời, cùng năm ấy, Hoàng đế cũng băng hà. Thụy hiệu (tên sau khi mất) của Triệu Hoằng Nhiếp là Túc Mẫn, vị phu nhân của ông ta được thăng lên làm nhất phẩm cáo mệnh.

Hoàng thượng chỉ đặt những kẻ ông ta tin cậy nhất ở bên mình, đưa đi trấn thủ Trực Lệ.

Sau khi đọc xong ba việc này, bạn cảm thấy Hoàng thượng tin dùng ba kẻ ăn hại sao?

Ai cũng thông minh, ai cũng có kinh nghiệm hết.

Quan hệ giữa vua tôi và thần tử ở đây chắc bạn đã biết rồi, cũng biết được những suy nghĩ toan tính của ba người này cũng như cách làm việc với lãnh đạo của họ.

Lúc trước cho rằng những kẻ được trọng dụng toàn là mấy kẻ già lẩn thẩn, lại vô cùng ngớ ngẩn, sau này mới hiểu được, người nhận được sự tín nhiệm của lãnh đạo chắc chắn có chỗ tài giỏi của riêng họ.

Nguồn: https://mp.weixin.qq.com/s/wWS-WgQs7OVOOfOgqzLTJw
Dịch: Linh Lung Tháp.

Tử Cấm ThànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ