.

343 4 0
                                    

#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ HAI MƯƠI: UYỂN DUNG

Trong lịch sử phong kiến kéo dài năm nghìn năm của đất nước Trung Hoa, vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ này chính là Quách Bố La Uyển Dung. Cuộc sống của bà là một chuỗi bi kịch được viết bằng máu và nước mắt. Hôm nay, chúng ta cùng nhau xuyên qua dòng sông dài của lịch sử, tìm hiểu về cuộc đời bạc bẽo của người phụ nữ sắc nước hương trời này.

Quách Bố La Uyển Dung biểu tự Mộ Hồng, tự hiệu là Thực Liên, là người bộ tộc Tahua (Đoạt Oát Nhĩ) gốc Mông Cổ, xuất thân từ gia tộc Quách Bố La thị thuộc Mãn Châu Chính Bạch kỳ. Cao tổ là Quách Bố La A Nhĩ Cảnh, là phó đô thống dưới thời Hàm Phong, cũng được phong lần lượt là Vũ Hiển tướng quân và Kiến Uy tướng quân. Thân phụ của bà là một đại thần tên Quách Bố La Vinh Nguyên, còn mẹ bà là cháu gái của Định Quận vương Ái Tân Giác La Phổ Hú và là con gái thứ tư của Bối lặc Ái Tân Giác La Dục Trưởng.

Sau khi sinh Uyển Dung, mẹ Uyển Dung cũng qua đời do sốt sản hậu, từ đó Uyển Dung được nuôi dạy bởi mẹ kế - cũng là dì họ tên là Hằng Hương. Bà cũng là cháu gái của Định quận vương Phổ Hú, là con gái thứ hai của Bối lặc Dục Lãng. Uyển Dung có một anh trai cùng mẹ là Nhuận Lương, về sau cưới em gái lớn của Phổ Nghi là Uẩn Anh và một em trai khác mẹ là Nhuận Kỳ, về sau cưới em gái thứ ba của Phổ Nghi là Uẩn Dĩnh. Thân phụ của Uyển Dung - Vinh Nguyên, là một quý tộc Mãn có tư tưởng khoáng đạt, quan điểm nam nữ bình đẳng, cho phép con gái được tiếp thu giáo dục như các con trai. Thuở nhỏ, Uyển Dung sống cùng gia đình ở Thiên Tân, được mẹ kế Hằng Hương chú tâm dạy dỗ các quy tắc truyền thống. Ở tuổi thiếu niên, bà được cho được học ở trường do Giáo hội Cơ đốc Mỹ thành lập, theo học tiếng Anh, đàn piano, đặc biệt bà rất hâm mộ nhạc jazz. Ngoài ra, gia đình còn mời một số gia sư riêng cho bà, dạy cả kiến thức, âm nhạc, hội họa phương Tây. Trong số đó có cả một gia sư người Mỹ sinh tại Trung Quốc là bà Isabel Ingram dạy tiếng Anh. Chính vị gia sư này đã đặt tên tiếng Anh cho bà là Reasa. (Theo Wikipedia)

Hồi trẻ, Uyển Dung nổi tiếng là mỹ nhân, bà vào cung lúc mới mười sáu tuổi. Song Uyển Dung được chọn không phải nhờ nhan sắc và sự đa tài mà dưới sự chở che của Cẩn Hoàng quý phi (tức Cẩn phi - chị gái của Trân phi thời vua Quang Tự), Phổ Nghi mới miễn cưỡng đồng ý. Bởi khi đó, người Phổ Nghi chọn đầu tiên không phải Uyển Dung mà là Văn Tú, song Uyển Dung vừa cao quý vừa xinh đẹp, gia thế lại hiển hách nên cuối cùng được lên ngôi hoàng hậu còn Văn Tú thì trở thành phi tử.

Năm 1911, chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm của Trung Hoa đi đến hồi kết, quốc gia từ chế độ quân chủ chuyển sang cộng hòa. Khi đó, chính phủ dân quốc dành cho tôn thất nhà Thanh một "ưu đãi", đó là "sau khi hoàng đế Đại Thanh từ vị, tôn hào vẫn còn và không bị phế, Trung Hoa dân quốc đối đãi bằng lễ dành cho quân chủ ngoại quốc", vì vậy, hôn lễ của tốn đế Phổ Nghi (tốn tức là khiêm nhường) vẫn giống hoàn toàn với lễ nghi đại hôn dành cho hoàng đế.

Sau đại hôn, Phổ Nghi rất ít khi ở lại cung Trữ Tú. Bỗng chốc, việc hoàng đế ở lại đã trở thành việc hiếm lạ. Trời chỉ vừa trở sáng là Phổ Nghi đã rời đi, song cũng không hề mở miệng quở trách bất kỳ việc gì liên quan đến chuyện "phòng the". Còn tinh thần của Uyển Dung thì càng ngày càng suy sụp, lớp trang điểm trên gương mặt thường lưu lại vết nước mắt. Giữa cuộc sống kỳ dị như thế này, mối quan hệ giữa Phổ Nghi và Uyển Dung cũng không cách nào bình thường nổi. Nếu ví Uyển Dung là một ngọn lửa hừng hực cháy thì Phổ Nghi đích xác là một que củi không thể đốt, ông có sở thích khác, còn Uyển Dung chẳng qua chỉ là một bức bình phong dùng để ứng phó mà thôi. Dần dà, Uyển Dung dần nhận ra nguyên nhân thật sự. Bà rơi vào nỗi buồn chẳng thể giải thoát, vừa ngại nói với người ngoài vừa chẳng cách nào bình ổn được nội tâm, không còn cách nào khác, bà chỉ đành tìm kiếm những thú vui khác.

Tử Cấm ThànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ