"Bất kể POV, và khó khăn của việc ép buộc hành động phải ở trong một khung hình cụ thể, hãy cứ ở trong đó."
—Dr. Wayne Dyer—⁂
Xin nhắc lại ba định nghĩa POV trong truyện giả tưởng:
1. Ngôi kể (Narrative): Ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
2. Kỹ thuật dẫn truyện (Narrating technique).
3. Điểm nhìn (viewpoint/perspective).
Trong đó, kỹ thuật dẫn truyện là yếu tố rộng nhất, bao trùm tất cả,nhưng lại là yếu tố dễ nhất. Bởi vì hiểu rõ và nắm vững các yếu tố chi tiết của POV, bạn sẽ mặc nhiên trở thành một người dẫn truyện giỏi. Ngôi kể, không phải bàn cãi gì nữa, chính là yếu tố cốt lõi của kỹ thuật POV, và cũng là vấn đề nan giải nhất. Để tối ưu hóa việc tiếp thu kiến thức về các ngôi kể, chúng ta trước tiên xét đến các yếu tố chi tiết mang tính quyết định của mỗi ngôi kể như sau:
Không phải đặc điểm giọng (cao, thấp, giọng ấm, giọng trầm, giọng the thé,...), trong viết truyện giả tưởng, tiếng nói là phong cách nói chuyện của nhân vật hoặc/và của người dẫn truyện. Vì vậy khi bạn đã miêu tả giọng nói của nhân vật của mình như "Khi tiếng 'a-lô' quen thuộc, trầm và ấm áp như mặt trời, cất lên từ bên kia đầu điện thoại..." thì nó không phải là "tiếng nói" đang được đề cập đến ở đây. Tiếng nói ở đây là:
1. Phong cách nói chuyện khác nhau, phong phú, đặc trưng giữa các nhân vật trong hội thoại của họ (tiếng nói nhân vật).
2. Tính cách, phong cách nói chuyện, thái độ, quan điểm của người dẫn truyện đối với những thứ mà họ đang kể (tiếng nói của người dẫn truyện). Cũng chính là cách mà các bạn viết nội dung của cả câu chuyện: miêu tả, nội tâm, diễn biến, tình tiết, chi tiết,...
BẠN ĐANG ĐỌC
Kỹ Thuật Viết Genre Fiction.
Non-Fiction• Cuốn cẩm nang này là lý thuyết học thuật về kỹ thuật viết Genre Fiction tiêu chuẩn (standard) ー trình độ cơ sở; không phải chia sẻ "kinh nghiệm viết", không phải các "mẹo viết truyện", càng không phải hướng dẫn làm tác giả wattpad. Nó cũng không d...