HỒI 7: TỐ NIÊN – GIẤC MƠ KINH HOÀNG
~*~
Chương 291: Bọn cậu đã định làm đám cưới
Gần tới tháng mười một, thời tiết ngày càng lạnh hơn. Những tia nắng hiếm hoi vẫn mang lại được một chút ấm áp. Một ánh nắng vàng óng xé tan tầng mây, rơi xuống mặt đất, bình yên thanh thản.
Khi Lâm Yêu Yêu tới tìm Tố Diệp, cô đang lên lớp. Chủ đề bài giảng hôm nay là "Hiện tượng "thoái lùi" của những giấc mơ trong bệnh tâm thần"*. Cả một giảng đường chật kín sinh viên. Ngoài các sinh viên của khoa này còn có cả các sinh viên khoa khác tới nghe nhờ. Đương nhiên, phần nhiều vẫn là nam sinh. Nhưng từ khi giáo viên và sinh viên cả trường không ai không biết Tố Diệp cũng có chút võ vẽ, thì những người mến mộ cô cũng chỉ dám âm thầm ngắm nhìn, tỏ lòng kính trọng mà thôi.
*Sự thoái bộ (thoái lùi): được hiểu là khi được đặt trong một tình huống hẫng hụt, cá nhân bất kể độ tuổi nào đều rơi vào phản ứng như trẻ con hoặc một cách rõ ràng hơn là sự né tránh căng thẳng tức giận bằng những biểu hiện của trẻ thơ như nhõng nhẽo, mút tay, giậm chân, la hét, mách người lớn... Đây là một cơ chế tự vệ trong học thuyết của nhà tâm lý học, phân tâm học S.Freud trong cuộc sách "Sự lý giải của những giấc mơ" (có nơi dịch là "Giải mộng"). Theo lý thuyết của S. Freud, khi con người không còn đủ khả năng kiểm soát hữu hiệu một số tình huống của cuộc sống, những cơ chế tự vệ sẽ là những chiến lược cho phép bản ngã bù trừ sự bất lực của mình một cách vô thức, bằng cách làm giảm thiểu stress và sự lo âu kèm theo. Những cơ chế tự vệ này thực tế nhằm tạo cho con người những khoái cảm, đôi khi thực tế nhưng thường là tưởng tượng, hoặc xa vời thực tế hoặc phủ nhận thực tế, các ý nghĩ và các xung lực gây lo âu. Ông là người có những ý kiến, học thuyết đầu tiên cho ngành phân tâm học, một ngành khoa học còn nhiều mơ hồ và bí ẩn. Những học thuyết của ông tuy còn rất nhiều ý kiến gây tranh cãi, nhưng không thể không thừa nhận nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội ngày nay, trong đó có phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần.
Cô đang giảng về sức mạnh không thể xem thường của ký ức, rồi lại nhắc tới những hồi ức từ thời niên thiếu, đã bị đè nén hoặc lưu lại trong tiềm thức có liên quan tới giấc mơ. Khi nói tới đây, tầm mắt Tố Diệp bỗng dừng lại ở hai chữ "ký ức" rất lâu không hề rời đi.
Phía dưới có người gọi một tiếng cô Tố.
Lúc này Tố Diệp mới ý thức được mình đã dừng lại khá lâu. Cô vội vàng thu lại dáng vẻ như người mất hồn của mình, tiếp tục giảng bài.
Đúng vào lúc ấy, cô nhìn thấy Lâm Yêu Yêu. Cô ấy đi vào từ cửa sau của giảng đường, im lặng ngồi ở hàng ghế cuối cùng, mỉm cười, vẫy tay với Tố Diệp.
Mùa này cỏ trên thảo nguyên chắc đã ngả vàng, đến cả những chạc cây hai bên đường cũng đánh mất màu áo xanh của mình. Gió cuốn những chiếc lá vàng rụng xuống đất. Có sinh viên đi qua, khẽ dẫm lên chúng, để lại những tiếng vỡ vụn giòn tan mà nhỏ bé.
BẠN ĐANG ĐỌC
HMKM 3 - Đừng Để Lỡ Nhau | Ân Tầm
Roman d'amourTên tác phẩm: Hào Môn Kinh Mộng 3 - Đừng để lỡ nhau Tác giả: Ân Tầm Thể loại: Ngược tâm, tâm lý học, OE theo hướng SE, nam vô dụng, nữ thần kinh =))))) Độ dài: 725 chương (16 hồi) + 4 phụ lục Dịch giả: Tô Ngọc Hà Nguồn: https://fjveel.wordpress.com/