CHU SA

48 1 0
                                    

Chu sa (硃砂 - pinyin: zhusha), hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa theo wikipedia là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của Thủy Ngân có sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Chu sa (硃砂 - pinyin: zhusha), hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa theo wikipedia là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của Thủy Ngân có sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính là Thủy Ngân (II) Sulfua (HgS). Chu Sa được tìm thấy trong dạng hình khối lớn, dạng hột, dạng bột hay dạng tinh thể. 

Cách bào chế Chu Sa: Mài Chu Sa (Thần Sa) trong cối đá hay bát sứ, thêm ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, khuấy nhẹ lên gạn lấy nước đỏ. Làm như vậy nhiều lần, đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi. Cặn còn lại màu đen bỏ đi. Nước gạn được để lắng gạn bỏ nước trong, cặn còn lại dùng giấy bản hay vải bịt lại phơi khô để dùng.

Chu Sa có nguồn gốc từ các tỉnh Hồ nam, Tứ xuyên, Liêu ninh, Vân nam, Quí châu, Hà bắc, có màu từ đỏ tươi đến đỏ thẫm, vị cam (ngọt), tính hàn (lạnh) độc tính rất cao, song y học cổ truyền trung hoa đôi khi cũng dùng chu sa (dưới dạng bột) kê theo đơn thuốc như một cách "lấy độc trị độc" và được coi là có tác dụng "giải nhiệt" và an thần, trấn kinh, làm giảm tác động của tim mạch nhanh, trấn an và điều trị chứng mất ngủ, điều trị viêm họng và các chứng viêm loét miệng/lưỡi, điều trị một số rối loạn và nhiễm trùng ngoài da.

Trung Hoa xưa là một quốc gia cực kỳ trọng nam khinh nữ và nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết phụ nữ mang tên Thủ Cung Sa

THỦ CUNG SA: Trong truyền thuyết Trung Hoa, Thủ Cung Sa là vết chấm đỏ xuất hiện trên tay người nữ nhân để chứng minh người phụ nữ còn trinh tiết

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

THỦ CUNG SA: Trong truyền thuyết Trung Hoa, Thủ Cung Sa là vết chấm đỏ xuất hiện trên tay người nữ nhân để chứng minh người phụ nữ còn trinh tiết. Thủ cung vốn là một giống tắc kè (thạch sùng, còn có tên là yển đình, tích dịch) được nuôi bằng 7 cân chu sa một loại khoáng vật của thủy ngân có sẵn trong tự nhiên, có màu đỏ rất đẹp) để nuôi thạch sùng trong 90 ngày khiến thân thể có màu đỏ. Giã nát thủ cung bằng chày, được một chất nước đỏ như son, chấm vết son vào cánh tay trái con gái, cách vai khoảng một tấc, nếu chưa thất thân thì vết này còn mãi không phai. (Một số sách lại nói, muốn bào chế Thủ Cung Sa cần tìm thạch sùng đúng lúc nó đang giao hợp, đập chết rồi xay nhuyễn, cho thêm Chu Sa rồi đem chấm lên tay người phụ nữ).

 (Một số sách lại nói, muốn bào chế Thủ Cung Sa cần tìm thạch sùng đúng lúc nó đang giao hợp, đập chết rồi xay nhuyễn, cho thêm Chu Sa rồi đem chấm lên tay người phụ nữ)

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Trong sách "Bác vật chí", thủ cung sa là một bí thuật lưu truyền trong giang hồ, có nguồn gốc từ thời nhà Hán.

Lại nói, thực chất Thủ Cung Sa linh nghiệm ở chỗ tâm linh. Dù không biết có linh nghiệm hay không nhưng Thủ Cung Sa đại diện cho sự trong sạch của người phụ nữ, bởi vì khi người phụ nữ thời đó bị chấm lên người một dấu thủ cung sa sẽ được nghe những câu chuyện ly kỳ xung quanh nó, cả những sự đánh giá, những con mắt của xã hội đương thời nhìn vào nếu không giữ gìn phẩm hạnh mà để thủ cung sa nhạt mất... thế là họ sẽ sợ hãi và không dám nghĩ đến chuyện dan díu với ai, đồng thời bằng mọi giá phải giữ vết thủ cung sa trên tay mình.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 20, 2021 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Tư liệu viết truyện cổ trangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ