Nỏ Gia Cát hay nỏ liên hoàn: Là một phát minh kinh điển của Gia Cát lượng, được ví von như một loại 'súng máy' của binh lính cổ đại.
Đao Loan hay còn gọi là đao Lang
Lục vị địa hoàng hoàn là bài thuốc cổ phương được thành y Trương Trọng Cảnh để lại cho hậu thế. Tác dụng: Tư âm bổ can thận
Thiền vu: trong hán thư nghĩa là thiên, tử, quảng đại chi mạo dã là tước hiệu của các lãnh đạo tối cao của dân du mục ở Trung Á
Khả Hãn: hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc. Mặc dù theo thói quen, nhiều vị Khả hãn Mông Cổ vẫn được gọi tước vị ngắn gọn là nhưng trên thực tế tước vị Khả hãn Mông Cổ cao hơn, được xem là Hãn của các Hãn.
thang bao: một loại bánh bao, món ăn nhẹ đặc trưng của người Hán ở một số khu vực Giang Nam miền trung Trung Quốc. Đặc điểm chính là nhiều nước dùng (súp). Nổi tiếng là "nhỏ xinh, vỏ mỏng, nhân nhiều, thịt tươi, vị ngon, nước súp béo ngậy, thơm ngon đã miệng", cùng loại với Tiểu lung bao (màn thầu nhỏ hấp trong lồng). Nhưng hoành thánh Tân Xương Tương Chiết Giang cũng được gọi là thang bao.
Thân tộc: Họ hàng
nấm thông đỏ (hay còn gọi là nấm matsutake): một loại nấm quý và đắt ở Nhật, thường mọc dưới gốc cây thông đỏ.
Thỏ ở đây là chỉ tướng công-cũng chính là chỉ nam kỹ. Tướng công là nghề ở tầng lớp thấp, còn không bằng kỹ nữ. Bắc Kinh cũ quản kỹ nữ gọi là "gà", quản nam kỹ gọi là "thỏ".
dầu hoa: vào thời cổ đại người ta sử dụng hoa để nhuộm móng tay. Loại hoa được dùng phổ biến là hoa phượng tiên (tên khoa học là Impatiens-cây bóng nước/cây móng tay), thường mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ. Hoa phượng tiên có tác dụng ức chế nấm rất mạnh, đồng thời màu sắc của nó diễm lệ, dùng nó để nhuộm móng tay có thể điều trị nấm móng, viêm viền móng, lại thuần tự nhiên, phương pháp nhuộm không có bất kỳ tổn thương nào cho móng tay. Hơn nữa, dùng nó để nhuộm móng tay đã có lịch sử rất dài ở Trung Quốc.
mận khô: gia ứng tử là một loại mứt quả kiểu Mân, bắt nguồn từ vùng Hạ Chương Tuyền ở Phúc Kiến. Vị nó ngọt và rất thơm, dư vị đậm đà.
đối ẩm: uống trà, uống rượu
sinh khí: tức giận
tước nhi: là ngôn ngữ địa phương ở Sơn Tây chỉ các loài chim nhỏ
Trí giả thiên lự, tất hữu nhất thất, ngu giả thiên lự, tất hữu nhất đắc: người thông minh không thể nào vĩnh viễn thông minh, họ cũng có lúc mắc sai lầm, chỉ có lúc sai lầm cư xử đúng đắn, mới có thể giảm nó đến mức thấp nhất. Ngược lại, người mà nhìn có vẻ ngu ngốc, họ cũng có lúc thông minh, chỉ cần chăm chỉ học tập, sẽ có thu hoạch.
thất bảo: chỉ bảy loại châu báu, còn được gọi là thất trân. Trong thời kỳ lịch sử khác nhau có những phiên bản khác nhau, theo đó thất bảo cũng không giống nhau. Những loại châu báu chính: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, hổ phách, trân châu, san hô, (hồng) ngọc tủy. Tùy từng thời đại mà thất bảo sẽ là 7 trong số những châu báu kể trên.
trảo chu: chọn đồ vật đoán tương lai. Trảo chu là một phong tục phổ biến trong dân gian. Vào ngày thôi nôi, theo tập tục, khi trẻ em đầy tuổi, cha mẹ bày lên các loại đồ vật để cho bé chọn, dùng để dự đoán tương lai và sở thích của bé.
tam tuế khán đáo lão (tục ngữ): thông qua hành vi, cử chỉ của một đứa trẻ 3 tuổi, có thể cảm nhận được tương lai đứa trẻ này sẽ trở thành người như thế nào, sâu xa hơn, hành vi thói quen của một người sẽ ảnh hưởng đến cả đời họ.
Sương giáng: là một trong 24 tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 23-24 tháng 10 Dương lịch, khi Mặt trời ở kinh độ 210.
Huyền quan: khu vực/lối đi nối từ cửa chính vào phòng khách.
Lời nói ra như người khổng lồ còn hành động lại như kẻ lùn tịt: là câu nói của Lenin, ý chỉ những người chỉ thể hiện qua lời nói, suy nghĩ, đặt mục tiêu lớn chứ không thực hiện.
Đại tuyết: là một trong 24 tiết khí, thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 12 dương lịch.
Theo khảo cứu của học giả Triệu Dực đời nhà Thanh, trong các nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc, vua của những nước có thực lực mạnh đều tự xưng mình là "quả nhân", và những nước có thực lực yếu vua thường tự xưng là "cô".