Cách tính giờ

71 4 0
                                    

Theo cách tính thời gian của ông bà xưa, một ngày chia thành 12 giờ, mỗi giờ ứng với tên gọi của 12 con giáp. Mỗi giờ âm lịch sẽ bằng 2 giờ dương lịch hiện tại, trong đó được chia thành 3 phần: đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ.

*tính giờ 12 con giáp

– Giờ Tý (23h00 – 1h00): Là lúc chuột đang hoạt động mạnh.

– Giờ Sửu (1h00 – 3h00): Là lúc trâu đang nhai lại và chuẩn bị đi cày.

– Giờ Dần (3h00 – 5h00): Là lúc hổ hung dữ nhất.

– Giờ Mão (5h00 – 7h00): Lúc trăng tròn chiếu sáng.

– Giờ Thìn (7h00 – 9h00): Là lúc rồng quây mưa – quần long hành vũ.

– Giờ Tỵ (9h00 – 11h00): Là lúc rắn không gây hại đến người.

– Giờ Ngọ (11h00 – 13h00): Là lúc ngựa có dương tính cao.

– Giờ Mùi (13h00 – 15h00): Là lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng đến việc cỏ mọc trở lại.

– Giờ Thân (15h00 – 17h00): Là lúc khỉ thích hú

– Giờ Dậu (17h00 – 19h00): Là lúc gà lên chuồng.

– Giờ Tuất (19h00 – 21h00): Là lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.

– Giờ Hợi (21h00 – 23h00): Là lúc lợn ngủ say nhất.

*Cách tính giờ canh giờ khắc trong ngày

Giờ Canh là thời gian dùng để chỉ gọi ban đêm, một ngày có đến 10 giờ ban đêm và được chia là 5 canh, cụ thể như sau:

-Canh 1: từ 19h00 – 21h00 tức là giờ Tuất

-Canh 2: từ 21h00 – 23h00 tức là giờ Hợi

-Canh 3: từ 23h00 – 1h00 tức là giờ Tý

-Canh 4: từ 1h00 – 3h00 tức là giờ Sửu

-Canh 5: từ 3h – 5h tức là giờ Dần.

Giờ Khắc là thời gian dùng để gọi ban ngày, một ngày có đến 14 giờ và được chia thành 6 khắc, cụ thể 6 khắc như sau:

-Khắc 1: Từ 5h00 sáng đến 7h20 sánh

-Khắc 2: Từ 7h20 đến 9h40

-Khắc 3: Từ 9h40 đến 12h00 trưa

-Khắc 4: Từ 12h00 đến 14h20 xế trưa

-Khắc 5: Từ 14h20 đến 16h40 chiều

-Khắc 6: Từ 16h40 đến 19h00 tối.

(Nguồn inf: ngayam.com)

Tư liệu viết truyện cổ trangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ