Danh xưng

146 5 3
                                    

TÊN HÚY

Tên húy hay tục danh, tên thật là một trong những tên gọi của con người trong nền văn hóa á đông, được cha mẹ đặt cho từ khi còn nhỏ. Trong các nền văn hóa Á Đông thời phong kiến, có tư tưởng cho rằng tên húy có liên hệ với linh hồn, vì vậy dùng tên húy cần có yêu cầu nhất định cùng cấm kỵ. Ở các nền văn hóa Á Đông có truyền thống tránh không gọi tên quý tộc và người chết, truyền thống này được gọi là kỵ húy. 

Trước triều đại nhà Tần, "húy" chỉ dùng để gọi người chết; từ triều đại nhà Tần trở đi bắt đầu sử dụng cho cả người sống lẫn người chết, khi du nhập vào Nhật Bản, từ này được sử dụng để gọi tên thật của một người.

Thời cổ, người ta quan niệm dùng húy để gọi người khác là một chuyện vô lễ, chỉ có vua chúa cùng với các trưởng bối gần gũi mới được gọi thẳng tên húy. Trong những nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán, vì kỵ húy nên nảy sinh nhiều cách gọi khác nhau.

TÊN HIỆU

Khi giao tiếp ngang hàng hoặc với trưởng bối thì dùng tên hiệu để xưng hô.vd: Lam Trạm (húy) - Hàm Quan Quân (hiệu)...

TÊN TỰ

(Tên tự, tên chữ hay gọi tắt là tự ). Người trưởng thành sẽ dùng tên tự thay thế tên húy. vd: Ngụy anh (húy) - Ngụy Vô Tiện (tự)...

HÀO

Hào được giới văn nhân, tri thức sử dụng. vd:Tô Thức (húy) - Tô Đông Pha (hào)...

THỤY

Khi một người chết sau được xét công tích ban tước vị, sẽ lấy thụy để thay húy. vd: Gia Cát Lượng (húy) - Gia Cát Vũ hầu (thụy)...

QUAN DANH

Đối với quan chức, lấy quan hàm gọi thay húy. vd:Kê Khang (húy) - Kê Trung tán (quan danh)...

BÀI HÀNH

Lấy số thứ tự trong hàng anh em làm tên thay húy. vd: Lý Bạch (húy) - Lý Thập Nhị (bài hành)...

BẢN TỊCH

Lấy quê quán làm tên. vd: Viên Thế khải(húy)- Viên Hạng THành Thành (bản tịch)...

TÔN HIỆU

Là danh hiệu "tôn kính" cho những người được "tôn quý", phổ biến nhất là ở những vị Thái Thượng Hoàng, Thái Thượng Vương, Hoàng Thái Hậu. Tôn hiệu chính thức đa phần do các triều thần suy tôn hoặc do hậu thế truy tặng cho những vị quân chủ hoặc tổ tiên đời trước, nó thường rất dài và nhiều mỹ từ, chính vì rất dài và khó nhớ, nên thường tôn hiệu chính thức ít phổ biến và thường được rút gọn lại 3 hoặc 4 chữ.

THỤY HIỆU

Còn gọi là hiệu bụt hoặc tên hèm theo ngôn ngữ Việt Nam, là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa  Đông Á - Đông Nam Á. Đồng văn gồm, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và triều tiên. Người được đặt thường là quân chủ của một triều đại, một quốc gia, nhưng cũng có một số người khác có công trạng hoặc như trong Phật giáo.

MIẾU HIỆU

Có chung tính chất  với Thụy Hiệu, chỉ được đặt ra cho người đã qua đời và mang tính lễ nghi cúng bái. Là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á. vd: Thủy Tổ, Hi Tổ, Thành Tổ, Mục Tổ, Nuyên Tổ, Đức Tông,...

NIÊN HIỆU

Là một giai đoạn nhất định mà các hoàng đế trung quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa sử dụng. Mỗi vua thường có một hoặc nhiều niên hiệu riêng. Sau niên hiệu là số năm (thường là tính từ ngày đầu âm lịch).Niên hiệu được xuất phát từ khẩu hiệu hay phương châm trị vì của vị vua đó.

ĐẾ HIỆU

Đế hiệu là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần dân trong nước vua là chủ tể, có mọi quyền hành trên thần dân và đất nước. Trong suốt thời gian trị vì, vua Trung Quốc cũng như vua Việt Nam chỉ có một đế hiệu, nhưng có thể có nhiều niên hiệu hay tôn hiệu. Đế hiệu của các vua có những điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử.


Tư liệu viết truyện cổ trangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ