Lễ hội

71 4 0
                                    

Tết Nguyên Tiêu (Nguồn: Wikipedia)

là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng âm lịch

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). 

Ở và , Tết Nguyên Tiêu là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên, ngày xưa là dịp nhà vua hội họp các ông trạng nguyên  để thết tiệc và mời vào vườn thượng uyển  thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Theo sách Trung Hoa , lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng  12 con giáp, hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích  được yêu chuộng.

Ngoài ra còn những tập tục khác như thả Hoa Đăng, cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi, thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, múa lân. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời.

Lễ Hội Mùa Xuân - Tết Cổ Truyền (Nguồn:dulichvietnam.com.vn)

Không khác với Việt Nam và các nước Châu Á, Ở Trung Quốc mọi người cũng ăn tết cổ truyền dân tộc hay còn gọi là tết nguyên đán, lễ hội mùa xuân Trung Quốc. Đây là một trong những lễ hội truyền thống ở Trung Quốc quan trọng nhất trong năm.

Không khí lễ hội diễn ra khá sớm, hàng năm bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch người dân Trung Quốc mọi nơi đều kéo nhau về "quê" ăn tết để đoàn tụ gia đình, quây quần bên mâm cơm nhà và lễ hội kéo dài cho đến 15/1 âm lịch năm mới.

Tết đến xuân về, vì thế mà nhà nhà dọn dẹp sạch sẽ để đón năm mới, trang trí nhà cửa bằng những câu đối, treo đèn lồng giấy, dán giấy lên các ô cửa... Đặc biệt, với văn hóa người Trung Hoa thì màu đỏ và màu vàng là hai màu mang ý nghĩ may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, văn hóa làm bánh bao hấp vào đêm giao thừa cũng được thực hiện vào lễ hội mùa xuân mang ý nghĩ truyền thống, lâu đời. Vào đêm giao thừa, pháo hoa nổ rợp trời chúc mừng năm mới tạo nên không khí vui nhộn, tưng bừng.

Giống với trẻ em ở Việt Nam, ở Trung Quốc tết đến người ta trao nhau bằng những phong bao lì xì may mắn màu đỏ và còn những điều thú vị khác diễn ra vào lễ hội như đi chùa đầu năm cầu may mắn, chúc tết bạn bè và người thân...

Lễ Vu Lan (Nguồn:dulichvietnam.com.vn)

Lễ Vu Lan Trung Quốc hay còn gọi là mùa vu lan báo hiếu hoặc "Lễ ma quỷ". Đây là một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc vô cùng quan trọng. Hàng năm, vào ngày 15/7 âm lịch là lúc cả nhân dân Trung Quốc đón lễ hội Vu Lan. Tương truyền, theo tín ngưỡng dân gian thì đây là ngày quỷ môn quan mở cửa, là ngày địa quan xá tội. Lúc này, mọi người sẽ thực hiện nghi lễ tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, đi thăm viếng phần mộ, sửa sang và quét dọn phần lăng mộ đó. Ngoài ra, còn có lễ cúng cô hồn đến các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân trên Dương thế.

Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng và vàng mã để gửi đến những người đã quá cố. Họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả. Và cầu mong những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến gia đình.

Trong lễ Vu Lan, người Trung Quốc hay ăn thịt vịt vì thế những ngày này ở các siêu thị và chợ bày bán rất nhiều thịt vịt. 

Lễ Hội Đèn Lồng (Nguồn:dulichvietnam.com.vn)

Không quá xa lạ khi lễ hội đèn lồng trở thành một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc, một nét đẹp văn hóa của người dân Trung Hoa. Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu khắp mọi con đường, góc phố chào đón lễ hội đèn lồng vào ngày 11/2. Theo quan niệm người dân ở đây, đèn lồng như mang một nét tâm linh, giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên, hạnh phúc cho mọi nhà.

Diễn ra vào tết Nguyên Tiêu, nếu bạn đi du lịch TQ vào thời điểm này thì quả là người may mắn. Không khí tưng bừng, náo nhiệt, nhà nhà người người ra đời hòa chung không khí ngày tết. Những chiếc đền lồng nhiều hình khác nhau, đa màu sắc lung linh huyền ảo.

Những hoạt động vui chơi trong lễ hội như: thả đèn lồng, giải câu đố ghi trên đèn lồng, trẻ em có những màn thi văn nghệ đặc sắc, múa lân múa rồng, diễu hành trên đường phố...không khí từng bừng, vui nhộn.

Tư liệu viết truyện cổ trangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ