Thay lời tựa

5 0 0
                                    

Năm 1913,Phan-Sào-Nam tiên sinh đang ở bên Tàu bỗng bị đô đốc Quảng-đông là Long-tế-Quang vừa tham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên-sinh
hạ ngục và toan giải giao cho chính-phủ thuộc-địa Đông-dương. Nếu không có những bạn cách-mạng Trung-hoa nhất là Hồ-Hán-Dân cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước sớm hơn 12 năm kia rồi.

Lúc ở trong ngục Quảng-châu, tiên-sinh thái-nhiên viết ra tập sách
tuyệt-mạng, tựa là « NGỤC TRUNG THƯ » tự thuật việc mình bôn-tẩu
quốc-sự mấy mươi năm, lời lẽ rất là thành-thiệt, bi-tráng. Đến văn-chương
hay thì khỏi phải nói.

Anh em Việt-Nam đồng-chí ở Tàu năm 1914, từng đem xuất-bản một lần. Năm 1938 lại mới in một lần nữa. Ai cũng phải nhìn-nhận là tập văn có giá-trị, cả về lịch-sử và văn-chương.

Chúng tôi dịch ra đây để cống-hiến đồng-bào xem cho biết tiên-sinh
hoạt-động cách-mạng ở hải-ngoại gian-nan nguy-hiểm ra sao ?

Độc-giả đọc sẽ thấy bậc người tài học và khảng-khái như tiên-sinh, hai mươi năm về trước bôn-tẩu quốc-sự, có thanh-danh trọng-vọng biết bao, thế mà vẫn giữ đức tự-trọng tự-khiêm, đến đỗi tự cho mình là ngu, là dở, ấy chính là một chỗ trì-thủ cao-thượng của một nhà chí-sĩ cựu học, và tiên-sinh là người khiến cho chúng ta đáng kính, không lấy sự thành bại luận anh-hùng, cũng chính vì chỗ trì-thủ đó vậy.

Chẳng bù với nhiều người tự xưng là chí-sĩ mưu-quốc bây giờ, mỗi việc gì cũng háo-thắng háo-danh, chưa ra gì đã tự-cao tự-đại, chúng tôi tưởng họ cần phải học đạo trì-thủ còn lâu lắm.

Sau khi bị bắt về nước, giam lỏng ở Huế gần 15 năm, cho tới ngày
chết, tình-cảnh rất tiêu-điều, túng-bấn, nhưng vẫn lạc-đạo an-bần, giữ tròn tiết tháo,từ chối nhất-thiết danh-lợi của đối-phương cám-dỗ.

Chỉ vì muốn treo cao tấm gương sáng đó mà chúng tôi công-bố bản dịch "Ngục Trung Thư "này ra,không có hậu-vọng nào khác hơn
                                       
                                    Đào Trinh Nhất

Ngục Trung ThưNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ