Nhưng mà tôi thật ngu !
Chớ chi dân ta đều khôn thì ai bắt mình làm trâu ngựa được, dân ta
mà đều biết yêu nòi thương nước thì ai bắt mình làm nô-lệ được ? Nghĩ lại
mình ở trong tay người ta ràng-buộc mà toan cất tiếng cả lời, nói bàn về
chuyện ái-quốc bảo-chủng, có khác nào ngồi trước mặt đạo-tặc mà bàn
cách khu-trừ đạo-tặc đâu. Ai người kiến-thức cũng đã sớm liệu cái mưu ấy của tôi tất phải thất bại rồi.Tuy là lúc bấy giờ tôi ôm cái kế-hoạch như thế mặc lòng, nhưng đối với sự yêu-cầu của anh em trong phe cấp-khích, không thể nào ngảnh mặt
làm lơ cho được.Bởi vậy tôi lại tính phải trở về nước lần thứ nhì nữa.
Lần nầy về nước có hai mục-đích.
Một là đi qua các nơi hiểm-yếu ở biên-giới hai tỉnh Việt (Quảngđông)
Quế (Quảng-tây) để xem-xét địa-hình và kết-giao với đám hào-kiệt trong vùng, hầu sắp-đặt những chỗ mượn đường chuyên-chở quân-giới mai
sau.Một mặt khác lại lên Bắc-giang yết-kiến ông Hoàng-hoa-Thám,
muốn xin ông một miếng đất làm khu đồn-điền cho anh em cấp-khích có
chỗ nương thân, đợi ngày có thể giải-quyết vấn-đề quân-giới.Than ôi ! quân-giới ! quân-giới ! nó có phải là vấn-đề chốc lát tính
xong được đâu ? Đối với vấn-đề nầy, thật không có giây phút nào tôi đã dời
phương-châm qua chỗ thong-thả tính sao cho ổn-thỏa thì hơn.Tháng 7 năm Bính-ngọ, tôi lại từ-giã Nhật-bản về Quảng-đông, đến
Sa-hà ra mắt Mạnh-hiếu Công, vừa gặp người con trưởng của cụ Phan-đình-Phùng là Phan-quân Bá-Ngọc, cũng vừa ở trong nước ra đến nơi.Phan-quân còn nhỏ tuổi mà người thông-minh anh-tuấn. Lúc tôi còn
ở nước nhà đã có dịp gặp-gỡ phơi trải ruột gan với Phan-quân, nay gặp
nhau ở chốn tha-hương, tôi vui mừng được gặp một bạn tri-kỷ. Tôi ngỏ cho
Phan-quân biết ý tôi muốn về nước, còn Phan-quân thì ngỏ ý-định sang
Nhật.Sau khi từ-biệt Phan-quân rồi tôi vội-vàng đi Khâm-Châu, tìm kiếm
một người trong nghĩa-đảng hồi trước, tên là Tiền-Đức, để cậy va làm
người hướng-đạo. Chúng tôi đi men một dọc bờ cõi dưới Từ-châu, qua phủ
Thái-bình, đến Long-châu, rồi vượt qua cửa ải Trấn-nam-quan. Trước sau
cả thảy năm tuần-lễ, bao nhiêu địa thế hiểm-trở, tôi đều xem-xét kỹ-lưỡng.
Tiền-Đức cũng có công trong việc nầy nhiều lắm.Qua ải Trấn-nam, tới chợ Văn-uyên.
Chợ nầy có đồn lính một viên
quan binh tây 4 lon chỉ-huy. Hễ ai không có thông-hành hộ-chiếu của lãnh sự Pháp cấp cho thì không đi qua lọt.Tôi mua được một tờ thông-hành của một chú khách-buôn, mạo danh là Hoa-thương mà đi. Lúc nầy trên giấy thông-hành chưa có lệ phải dán hình-ảnh thành ra tôi được bình-an vô sự, lên xe lửa ở Đồng-đăng mà đi Hà-nội.
Hồi nầy là thượng-tuần tháng 9.
Xe lửa tới ga Gia-lâm thì tôi xuống, đi đường bộ lên Thái-nguyên, tới Chợ-Chu vào thăm Lương-tam-Kỳ.
Nguyên là lúc tôi đi ngang qua Thái-bình-phủ đã có dịp vào ra mắt
quan Thống-lãnh Trần-thế-Hoa, xin ông giới-thiệu tôi với Lương-tam-Kỳ,
bởi Lương là bộ-hạ cũ của ông.Ông Trần lại sai một viên thuộc-hạ dẫn đường cho tôi đi tới đồn điền
của Lương.Lương ở Thái-Nguyên, có thế-lực khá lớn, cày ruộng nuôi trâu, gần chiếm hết 8 phần mười của toàn tỉnh. Bộ-hạ rất đông, quân-giới cũng hơi khá. Chính-phủ Pháp phong làm chức Chiếu-phủ đại-sứ để ràng-buộc họ
Lương.Lúc tôi và người của ông Trần đến đây, Lương-tam-Kỳ hoannghênh
hết sức. Nhân-dịp, tôi thuyết họ Lương phản-chính và giúp sức
chúng tôi :Lương nói :
- Chừng nào đại-binh các ngài hạ Đông-kinh thì tôi xin đem hai tỉnh
Thái-nguyên, Bắc-kạn ứng theo.Tôi xét ý-tứ va cũng là người chỉ ngồi đợi cho công việc ai làm gần xong thì va mới ghé vào, tự va không có khí-tượng mạo-hiểm tiến-thủ gì
hết. Chưa đến lúc sấm mưa vang dậy thì va không giúp mình gì đâu.Ở nhà Lương mấy ngày, tôi từ-biệt ra đi, do đường núi rừng lên tỉnh
Bắc-giang tới đồn Phồn-xương, yết-kiến Hoàng-tướng-quân Hoa-Thám.Trước kia Hoàng đã cùng tôi liên-lạc thinh-khí rồi, nhưng chỉ là những người đem thư lui tới mà thôi. Đến giờ mới thật giáp mặt.
Lúc nầy Đặng-quân Thái-Thân đang có việc ở Hà-nội, được tin tức
tôi, liền lên Phồn-Xương gặp tôi.Rồi đó chúng tôi xin Hoàng tướng-quân cắt đất làm đồn, tính cách
thu-dụng những đảng-viên Nghệ-Tĩnh. Hoàng-tướng-quân vui lòng ừ ngay. Liền dẫn chúng tôi Giữa hồi nầy ông Đại-Đẩu cũng đang ở trên đồn. Tôi căn-dặn ông về nói với anh em trong đảng nên tính cách làm ruộng chờ thời.Không bao lâu có đồn « Tú-Nghệ » lập ra. Việc tôi làm chuyến nầy,
là một cái kết-quả nho-nhỏ vậy
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngục Trung Thư
Historische RomaneTài liệu góp vào lịch sử cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam Tên sách: Ngục Trung Thư Nguyên hán văn của cụ Phan Bội Châu Đời-cách-mệnh Phan-Bội-Châu Dịch giả:Đào Trinh Nhất Nhà xuất bản:Tân Việt Phụ-lục bức thư của ...