Ban đầu tôi xuất-dương chỉ cố chú-ý vào vấn-đề quân-giới.
Trong khoảng mấy tháng cơm hàng ngủ trọ ở Đông-kinh, tôi được
nhân-dịp biết rõ câu chuyện Nhật Nga đánh nhau và thấy được cái hiệntrạng
của nước Nhật về chính-trị, giáo-dục, ngoại-giao, thực-nghiệp.Thấy người ta rồi, mình hết sức hổ thầm cho mình lúc trước kia chỉ
ngồi co-ro trong nước, hèn nào chẳng kiến-văn, mù-mờ, tư-tưởng bế-tắc,
không biết gì cả. Hết thảy anh em đồng-chí với tôi cũng đều như tôi cả ; tôi nghĩ lấy làm tiếc sao không dời được tất cả bà con mình qua ở Anh-hoa tam đảo (tức là Nhật-bản) để cho khối óc và tầm con mắt thay đổi mới lạ hẳn đi !Sau khi quyết-định rước Hội-chủ xuất-dương, tôi tính phải về nước
một chuyến mới được.Thượng tuần tháng 7 năm Ất-tị tôi với ông Đặng-tử-Kính đáp tàu ở
Hoành-tân về nước.Tôi qua Nhật-bản chuyến nầy, đối với việc đảng sai khiến phó-thác,
mà tôi bỏ dở-dang nửa đường như vậy, thật không khỏi tự lấy làm hổ-thẹn.Nhưng có hai việc, có thể gỡ tội cho mình.
Một là mưu phò được Hội-chủ xuất-dương, thì càng thêm vững lòng
khuynh-hướng của anh em trong nước, mà lại khỏi lo có sự gì nguy-hiểm xẩy tới.Hai là đem những sự tai nghe mắt thấy mới lạ, cùng là việc mình
mưu-toan, để bộc-bạch với anh em đồng-bào, chắc hẳn có phần bổ-ích cho cuộc cải-lương tân-phát mai sau.Vịn vào hai lẽ đó, tôi mạnh-bạo trở về.
Tháng 8, về tới Hải-phòng, ở nhà một người bạn trong đảng. Sự vui mừng không tả ra cho hết.
Là vì lúc tôi đến Bắc-Hải, đánh liều đáp xuống một chiếc tàu tây,nhờ cậy được một người đồng-bào đốt than trong tàu che-chở giùm. Tới lúc
người tây xuống tàu khám xét thời va giấu tôi ở khoang tàu dưới chót,
chung quanh chất đầy than đá, tôi nằm lọt vô giữa im-lìm không dám hó hé.Nhờ vậy mà người tây không hay, tôi mới lén về trong nước đặng. Đó
cũng là một việc mạo-hiểm mà thành-công.*
Lên bến Hải-phòng rồi, tôi đáp xe lửa đi về Nghệ-An.Trên xe lửa, tình-cờ gặp lão tuần-phủ X… tỉnh Thái-bình vốn là tay
bợm hót giỏi trong đám quan-trường. Lão viết mấy chữ trên miếng giấy
nhỏ đưa cho tôi xem, như vầy :- « Ông trốn đi chưa đầy tuần-lễ, mật-thám đã bủa khắp nơi. Vậy
ông sớm liệu đào-tẩu cho mau, không thì nguy đấy ».Tôi hơi lo.
Nhưng cái mục-đích mình trở về nước nhà chưa đạt được, thì chưa có thể nào đào-tẩu, ta cứ việc ở nhà đã, ra sao thì ra.
Tôi bèn trốn trở về Hà-tĩnh, ước-hẹn những anh em kín-đáo tới hộihọp
tại nhà Đặng-quân. Còn Tử-Kính thì đem giấy tờ trọng-yếu vô Huế trước để yết-kiến Hội-chủ, rồi đi thẳng vô Quảng-Nam, nói việc mình định
mưu-tính vậy vậy cho đồng-chí hai tỉnh Nam Nghĩa hay.Tôi ở quanh-quẩn trong Nghệ-Tĩnh, ngày ngày cùng các đảng-hữu
bàn-định việc làm.Kế đó có thư của đồng-chí ở Kinh và Quảng gửi tới thôi-thúc tôi nên gấp đi ra ngoài. Vì đất Nghệ Tĩnh là đất người Tây để-ý
dòm-nom coi-chừng hơn hết, cho nên các đồng-chí không muốn tôi ở lần lựa
trong chỗ nguy-hiểm đó lâu.Vừa may gặp ông Trần-đông-Phong đem lại 15 nén bạc và 200 đồng tặng tôi làm lộ-phí, và giục tôi khởi-trình.
Thế là tôi lại từ-giã non nước Hồng Lam, lên đường bô-bá.
*
Lúc ra đi, tôi lưu Tử-Kính ở lại Huế, dặn-dò ông Đặng-thái-Thân lo việc hộ-vệ Hội-chủ xuất-dương cho thật vẹn-toàn ; lại viết thư nhắc-nhở
cho anh em phải liệu-định sẵn-sàng món tiền mua sắm và chuyên-chở khí giới để sắp-đặt khởi-sự mai sau.Thượng-tuần tháng 9, tôi với Nguyễn-quân Thức-Canh từ bến đò
Chế-giang ra đi.Cuối tháng ấy chúng tôi tới Hải-phòng, gặp được một người làm bồi dưới chiếc tàu tây, tên là Lý-Tuệ, tính giùm cho tôi cái kế thoát-hiểm.
Lý-Tuệ là người có gan dạ, mưu-mô, thâm hiểu nghĩa lớn. Về sau ông ta ngầm giúp công việc kia khác cho đảng chúng tôi được nhiều lắm.Lúc này tìm cách đưa tôi xuất-dương, ấy là bước đường thứ nhất của ông ta
dấn mình vào quốc-sự vậy. Thật là một người hăm-hở làm việc nghĩa, gặp nạn coi chết như không. Tôi không ngờ giữa lúc mình gió bụi xông-pha lại gặp được người như thế. Nghe nói bây giờ ông ta đã bị đày, còn sống hay chết rồi không rõ.Tháng 10 năm ấy, tôi đến Hoành-Tân, vô ở nhà trọ cũ, thấy một vị thanh-niên học-sinh ta là Lương-quân Lập-Nham đã tới ở đó trước rồi. Tôi
xem ra người có khí-phách hăng-hái, đầu tóc đang để bờm-sờm ; dò hỏi
mới biết ông ta bỏ nhà vượt biển trốn sang Nhật có một mình, lúc lên bờ
trong túi chỉ còn vỏn-vẹn có ba đồng xu.Thấy vậy, tôi vừa vui mừng vừa chưng-hửng. Vì bạn tuổi nhỏ ở
nước nhà, một thân một bóng mà dám liều-mạng xông-pha sóng gió muôn trùng, tới một nước thuở nay chưa nghe thấy bao giờ, Lương-quân chính là người thứ nhất vậy. Té ra Lương-quân vốn là người chứa sẵn kỳ-khí, chỉ nghe nói tôi qua Đông-kinh, thành ra mạnh-bạo bỏ nhà bỏ nước ra đi. Bạn thiếu-niên anh-tuấn của ta sau nầy, có mấy người được như Lương-quân ?Kế đó tôi bôn-tẩu giữa khoảng Đông-kinh Hoành-tân, thường
thường cùng những người tai mắt trong dân-đảng nước Nhật nối liền thinh khí, nhờ họ chỉ vẽ điều hay việc phải cho mình rất nhiều.Nhân đấy tôi nghĩ lại dân-trí nước mình còn quá thấp-thỏi, mà nhân-tài cũng thiếu-thốn không có. Chừng ấy tôi tự ăn-năn việc mình lo toan lúc trước là nông-nổi, chỉ bo-bo về vấn-đề quân-giới, nào có phải đó là cái kế tuyệt-hay để mưu-tính công-cuộc độc-lập cho nước mình được đâu !
Một bữa nọ, tôi đến nhà Lương-khải-Siêu, trong lúc bút-đàm, có đem ý-kiến ấy ra nói, Lương bảo tôi như vầy :
- « Cái kế-hoạch độc-lập của quý-quốc có ba đề-mục lớn. Một là thực-lực riêng ở trong nước các ông. Hai là nhờ hai tỉnh Quảng nước tôi cứu-viện. Ba là nhờ sức cứu-viện của Nhật.
Hai tỉnh Quảng giúp chỉ là giúp giùm khí-giới. Mà Nhật có giúp cũng chỉ là giúp về mặt ngoại-giao. Còn thì nhất thiết đều trông-cậy ở thực lực của quý-quốc mà thôi》
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngục Trung Thư
Historical FictionTài liệu góp vào lịch sử cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam Tên sách: Ngục Trung Thư Nguyên hán văn của cụ Phan Bội Châu Đời-cách-mệnh Phan-Bội-Châu Dịch giả:Đào Trinh Nhất Nhà xuất bản:Tân Việt Phụ-lục bức thư của ...