VI.RA THĂM HOÀNG-HOA-THÁM RỒI VÔ
NAM-KỲTháng ba năm quý-mão, tôi tìm tới yết-kiến Kỳ-ngoại-hầu Cường Để ở Huế, tỏ-bày việc lớn.
Kỳ-ngoại-hầu hớn-hở nói :
- Lâu nay tôi vẫn nuôi cái chí lớn đó. Ngặt vì từ lúc Hồ-quý-Châu và Nguyễn-thụ-Nam là hai bạn đồng-chí của tôi qua đời đi rồi, tôi để ý tìm kiếm mãi nhưng chưa gặp được ai có thể nói câu chuyện ấy với mình. Nay các ông không từ xông-pha muôn dặm, vì chỗ tinh-khí với nhau mà tìm đến tôi, tôi xin vui lòng hy-sinh tất cả mọi sự, để cùng các ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc-ân trong muôn một, dầu tôi có phải tan thây mất xác cũng vui.
Rồi Kỳ-ngoại-hầu cùng tôi và hai ông Lê, Đặng đi vô Quảng-Nam hội-họp các đồng-chí ở nhà ông Nguyễn-Thành trên núi.
Chúng tôi bí-mật bàn-tính các việc, cùng tôn Kỳ-ngoại-hầu lên làm hội-chủ, và giao công việc của đảng từ hai tỉnh Nam Nghĩa trở về Nam cho Nguyễn-Thành gánh vác, còn từ hai tỉnh Bình Trị trở ra Bắc thì tôi đảm-nhiệm.
Liền tháng 6 năm đó, tôi trở về Nghệ, rồi thẳng đường ra Bắc-kỳ dạo chơi hơn 10 tỉnh, lén sắp-đặt việc đảng và tìm bạn đồng-chí.
Rồi tôi lặn-lội lên miệt Yên-thế, tới đồn Phồn-xương để yết-kiến Hoàng tướng-quân Hoa-Thám.
Hoàng tướng-quân vốn là tay cứng trong đảng cần-vương xứ Bắc kỳ. Từ lúc ông Nguyễn-Bích tử-trận, ông Nguyễn-thiện-Thuật chạy sang
Tàu thì đảng cần-vương Bắc-kỳ tan rã. Duy có Hoàng tướng-quân một mình chiếm giữ miền núi tỉnh Bắc-giang, chống-cự với Bảo-hộ đã ngoài 10 năm. Người Pháp chia cắt miệt rừng cho tướng-quân cai-quản để cùng tướng-quân giảng-hòa. Người trong nước ta từ đàn-bà con trẻ, chẳng ai mà không nghe tiếng-tăm Hoàng-Hoa-Thám lừng-lẫy.Từ hồi nào đến giờ, tôi mới được bước chân vô trong đồn trại này là lần thứ nhất.
Tôi nhớ hôm đó là mùng 8 tháng 8 năm Quý-mão. Cùng đi với tôi một chuyến là hai ông Kiếm-phong Nguyễn-Cừ và Cao-điền Nguyễn-Điển.
Hai ông này ở chờ ngoài đồn, chỉ có mình tôi vô trong.
Rủi nhằm lúc Hoàng tướng-quân đang mắc bệnh nặng, không thể cùng tôi hội-đàm được. Nhưng tướng-quân sai người con trưởng là Cả Trọng và hai viên ái-tướng là Cả-Dinh Cả-Huỳnh, tiếp-đãi tôi vui-vẻ tử-tế.
Tôi ăn ở trong đồn 11 ngày, rồi thổ-lộ hết tâm-sự mình rồi mới ra đi.
Đảng ở Bắc-kỳ từ đó mới tổ-chức lại.
Tháng 10, tôi trở vô kinh, báo-cáo việc đảng cho Hội-chủ hay. Hội chủ nói với tôi :
- Nam trung vốn là khu đất của tiên-triều gây-dựng mở mang, xưa đức Cao-hoàng nhờ đó mà khôi-phục rỡ-ràng nghiệp cũ. Lòng người nhờ cũ rất nhiều. Tiên-sinh nên vào một chuyến, chắc có ảnh-hưởng không phải nhỏ đâu.
Thế rồi trung tuần tháng 12 năm Quý-mão, tôi lên đường vô Nam.
Cuối tháng chạp, tàu đến Saigon. Qua tháng giêng năm Giáp-thìn, tôi đi Châu-đốc, Hà-tiên, tìm thăm các hào-kiệt ở Thất-sơn. Lại đi dạo khắp các tỉnh Cần-thơ, Vĩnh-long, Sađéc. Nhân dịp thăm viếng cả những chỗ dấu xưa vết cũ của hai cụ Nguyễn-Huân, Trương-công-Định ; trong ý mong-mỏi may ra mình có gặp-gỡ được sự gì hay chăng ?
Nhưng tôi đi chuyến nầy, gặp được sự hay rất ít. Thật tôi không ngờ…
BẠN ĐANG ĐỌC
Ngục Trung Thư
Historical FictionTài liệu góp vào lịch sử cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam Tên sách: Ngục Trung Thư Nguyên hán văn của cụ Phan Bội Châu Đời-cách-mệnh Phan-Bội-Châu Dịch giả:Đào Trinh Nhất Nhà xuất bản:Tân Việt Phụ-lục bức thư của ...