Hồi 9c

83 0 0
                                    

Liều mạng vì người mong chuộc lỗi

Mặc thân vàng đá cũng vui lòng

Nhắc lại Dư-Ngư-Đồng sau khi vâng lệnh Trần-Gia-Cách đi tìm tin tức của Văn-Thái-Lai. Sau khi qua sông, Dư-Ngư-Đồng lên bờ tìm cách hỏi thăm nhưng nhưng chẳng được kết quả gì. Một hôm, Dư-Ngư-Đồng đến Lượng-Châu. Đây là một thương cảng đông đúc, giàu có. Lượng-Châu là một quận lớn của phủ Cam-Tân. Chàng vào một quán cơm ở ven con đường phía Nam quận lỵ. Thấy bên dưới quá đông, Dư-Ngư-Đồng lên trên lầu bảo tửu bảo dọn một mâm cơm rượu.

Ngồi một mình lại nghĩ đến Lạc-Băng, Dư-Ngư-Đồng khó cầm được giọt lệ. Chàng vẫn biết đây là một mối tình tuyệt vọng nhưng hễ càng muốn quên đi lại càng nhớ.

Nhìn lên vách, thấy có nhiều bài thơ vịnh cảnh Lượng-Châu có ký tên và đề rõ cả ngày giờ của du khách đến đây ăn nhìn cảnh vật mà động lòng. Thi tứ Dư-Ngư-Đồng bỗng trào ra. Chàng lấy bút đề một bài thơ lên vách như sau:

Kim địch tung hoành nhất khứ lai,

Thu phong sầu tự bất năng bài.

Nhân ngôn hậu chuyển trường sinh đoản,

Ngã dĩ ưu quân chuyển thập hoài.

Ngư Đồng

Rượu vào, nhưng sầu nan giải. Dư-Ngư-Đồng cố ngâm nga để khuây lắng mà lòng vẫn mãi không sao vơi được.

Dư-Ngư-Đồng nhìn xuống dưới lầu chợt thấy có hai người đi lên. Người đi trước hình như chàng đã có gặp ở đâu mà nhớ chưa ra. Chàng ngồi nặn óc một hồi mới chợt nghĩ ra là tên quan sai đã đụng độ với chàng ở Thiết-Đảm-Trang. Hình như hắn không nhận ra chàng nên cứ tự do với nói chuyện với đồng bọn mà không sợ ai nghe thấy. Lên đến nơi, hai tên nhìn tứ phía rồi chọn một cái bàn gần Dư-Ngư-Đồng mà ngồi.

Dư-Ngư-Đồng giả gục mặt lên bàn như say rượu, ngủ mê, miệng ngáy ‘khò khò’. Tửu bảo lại lay chàng mấy lần mà không thấy cựa quậy gì cũng đành chịu thua, bỏ đi phục vụ bàn khác.

Tên quan sai cùng đồng bọn của hắn nói toàn những chuyện bậy bạ tầm phào, chẳng có gì quan trọng. Một lát sau, Dư-Ngư-Đồng nghe một tên trog bọn nói:

-Này Đoàn đại ca! Anh lần này đã lặp được đại công. Chẳng hiểu rồi đây hoàng thượng sẽ thưởng cho anh những gì xứng đáng.

Người họ Đoàn ấy đáp:

-Thưởng gì đi chăng nữa tôi cũng không ham. Tôi chỉ muốn thái thái đưa người ấy đến Hàng-Châu trước đã. Nói thật với chú em, 8 viên thị vệ rời khỏi Bắc-Kinh chỉ còn có một mình tôi sống sót mà về được với vợ con mà thôi. Còn 7 người kia thì thật kém may mắn. Không phải tôi ca ngợi địch mà làm giảm uy phong của mình, nhưng còn sống sót trận đánh ấy mà trở về thì thật là phúc 30 đời để lại. Thế nhưng bao nhiêu công lao bọn Ngự-lâm quân đều cướp hết. Bọn Ngự-tiền thị-vệ chúng tôi thì chẳng ai thèm đếm xỉa tới. Này Châu đệ! Lạ một điều là chẳng hiểu vì lẽ nào có lệnh truyền không giải kẻ ấy về Bắc-Kinh như mọi người tưởng mà lại bí mật đưa về Hàng-Châu? Kể cũng lạ! Nhưng tôi lại thích vậy, vì biết đâu về Hàng-Châu thái thái sẽ xét công lao của mình nhiều hơn là về Bắc-Kinh chỉ có một Hoàng-Đế tự quyền ban thưởng!

Thư Kiếm Ân Cừu LụcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ