Hẳn mọi người đều biết, ai không biết thì bây giờ biết, Lý Thường Kiệt vốn là một hoạn quan. Thế quái nào mà người anh hùng đánh Tống bình Chiêm, tác giả (theo giả thuyết) của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử lại...
Nhưng nghĩ tới cũng phải nghĩ lui, đời làm gì có ai hoàn hảo. Và cái sự Ngài khiếm khuyết chút đỉnh cuối cùng cũng chẳng ảnh hưởng tới đầu óc hay thể lực Ngài là bao. Điều này mang tới niềm hy vọng lớn lao cho một số những anh chàng không may khuyết chỗ nọ, lẹm chỗ kia. Con đường trở thành vĩ nhân vẫn phơi phới, lồng lộng.
Lý Thường Kiệt mở mắt nhìn đời năm 1019 giữa đất Thăng Long. Tên cúng cơm của ngài là Ngô Tuấn. Có cha làm Sùng tiết tướng quân, là chắt kêu sứ quân Ngô Xương Xí bằng cụ nội. Tra thêm một thôi một hồi, té ra còn là cháu sáu đời của Ngô Vương Ngô Quyền.
Gia đình cơ cấu, gốc gác đọc lên như đại bác nổ bên tai. Ấy vậy mà lại vào cung làm thái giám, âu cũng do cái mặt tiền đẹp đẽ quá mức cần và đủ.
Năm 1041, chàng mĩ nam Ngô Tuấn (khi ấy mới được 23 cái mùa khoai sọ, xuân xanh phơi phới) vào cung tự yêm, ngày ngày hầu cận vua Lý Thái Tông.
Mười hai năm làm nội thị, Ngô Tuấn từ một Hoàng môn chi hậu nho nhỏ, đã leo tận lên chức Nội thị sảnh đô tri. Nói chung cũng chả hiểu cái chức ấy lớn cỡ nào, to bao nhiêu. Đại khái chỉ biết Ngô Tuấn mới 35 tuổi đã trở thành một nhân vật máu mặt trong triều đình, há mồm là hô mưa gọi gió.
Năm 1054, sau mười ba năm kề cận, Lý Thái Tông băng hà. Thái tử Nhật Tôn lên ngôi, sử gọi là Lý Thánh Tông. Con đường công danh của Ngô Tuấn lại càng rộng mở. Ông được phong lên tận Kiểm hiệu thái bảo, thường can gián vua. Đại khái là có thể bảo vua làm thế này rất dở, hay thế kia thì không được khôn.
CUỘC PHẠT CHIÊM CỦA NHÀ LÝ (1069)Từ thế kỉ X, các vua Lý cứ lâu lâu lại rục rịch nam chinh một lần, mỗi khi Chiêm Thành nổi hứng bỏ cống hoặc ăn nhầm gan hùm mật gấu đi quấy nhiễu vùng biên giới.
Đến thời Lý Thánh Tông, một ngày giông bão, vua mở bản đồ ra coi cho đỡ buồn, tự nhiên lại cảm thấy lãnh thổ Đại Việt hơi nhỏ (chắc do ảnh hưởng thời tiết). Thế là cuộc nam chinh thường lệ lại đèo thêm một ý nghĩa khác, đó là mở rộng biên giới.
Vừa hay đúng lúc ấy, vua Chiêm là Chế Củ lại một lần nữa bỏ cống Đại Việt, lén lút thần phục nhà Tống. Mọi động thái của Chế Củ, lọt vào mắt vua Lý Thánh Tông đều trở thành hành động khiêu khích không thể khoan thứ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Việt Nam - Một lịch sử
Historische RomaneNhững câu chuyện lịch sử dưới đây được kể lại dưới góc nhìn và bằng ngôn ngữ có phần tào lao của mình. Mục đích là khơi gợi hứng thú cho những bạn muốn hứng thú với lịch sử dân tộc mà không tự hứng thú nổi. Vậy xin chớ dùng khuôn vàng, thước ngọc củ...