16.DƯƠNG TAM KHA

1.3K 97 3
                                    





Năm 944, trước lúc lâm chung, anh giai Ngô Quyền ngỏng đầu ngó quanh giường thì thấy mỗi ông anh vợ Dương Tam Kha là có vẻ có tích sự

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Năm 944, trước lúc lâm chung, anh giai Ngô Quyền ngỏng đầu ngó quanh giường thì thấy mỗi ông anh vợ Dương Tam Kha là có vẻ có tích sự. Anh Quyền bèn trăn trối, nhờ cậy anh Dương Tam Kha chăm nom, dìu dắt thằng con Ngô Xương Ngập. Anh Dương Tam Kha gật đầu cái rụp, bảo: “Chú cứ việc yên tâm mà ngỏm tỏi, cả thế giới cứ để anh lo.” Anh Ngô Quyền kiểu còn chút hơi tàn, máu không chạy kịp tới não nên nghe thế mà cũng yên tâm ngỏm tỏi thật.

Việc đầu tiên anh Dương Tam Kha làm sau khi chôn anh Ngô Quyền xuống đất là dẹp cmn thằng cháu Ngô Xương Ngập qua một bên để lên làm vua, xưng là Dương Bình Vương. Vậy việc anh Dương Tam Kha “cướp ngôi” chỉ là để sướng cái thân anh hay còn có nguyên nhân sâu xa nào khác?

Anh Dương Tam Kha vốn là cậu ấm của Tiết Độ sứ Dương Đình Nghệ, cái lò đào tạo ra cả đống thanh niên đẹp trai, tài giỏi, trong đó có anh Ngô Quyền tiếng tăm lừng lẫy. Danh tiếng của ông bố anh chính là bảo chứng hùng hồn cho việc giống nhà anh tốt, anh ắt có tài.

Chính anh Dương Tam Kha cùng với thằng cháu Ngô Xương Ngập đã chỉ huy đội quân tiên phong tiến vào Đại La dẹp phứt Kiều Công Tiễn, cái anh ngày trước nghịch ngu đi giết ông bố anh Kha. Rồi khi thấy anh Ngô Quyền chuẩn bị gọi hội ra đánh thì lại ngu thêm phát nữa là chạy đi cầu cứu nhà Nam Hán. Anh Dương Tam Kha cũng là người cuối cùng mà anh Hoằng Tháo ngó thấy trên đời khi chính tay anh đã chém bay đầu anh Tháo trong trận Bạch Đằng.

Anh Dương Tam Kha chắc phải yêu quý ông em rể Ngô Quyền một cách lồng lộn nên mới chịu để yên cho anh Ngô Quyền lên ngôi. Nhưng yêu quý ông em rể không có nghĩa là yêu quý luôn cả thằng cháu, nhất là khi thằng cháu đó lại tỏ ra ít có tích sự và xấu tính vãi xoài. Xấu tính như nào bài sau sẽ rõ. Trong một diễn biến khác, hào thổ địa phương liên tiếp nổi dậy cát cứ ở nhiều nơi, chính quyền non trẻ rơi vào tình trạng vãi cả loạn.

Tóm lại, anh Dương Tam Kha cảm thấy giang sơn có biến, cảm thấy thằng cháu bất tài, lại càng cảm thấy anh lên ngôi là điều đúng đắn. Kết quả tất yếu là sau khi chôn kĩ anh Ngô Quyền xuống 3 tấc đất, anh Dương Tam Kha đã thẳng chân đạp thằng cháu Ngô Xương Ngập khỏi ngai vàng.

Ngô Xương Ngập “đáng thương” sau khi bị đạp khỏi ngai vàng thì chạy đi trốn biệt trong nhà hào trưởng Phạm Lệnh Công (ở Hải Dương ngày nay). Ông này 3 lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn trú ẩn để tránh sự truy bắt của anh Dương Tam Kha. Quá tam ba bận, anh Kha đâm ra chán không thèm bắt nữa. Ngô Xương Ngập bấy giờ mới có thời gian rảnh để duy trì nòi giống, lấy vợ rồi sinh ra thằng cu Ngô Xương Xí, một trong những thanh niên tiêu biểu góp công làm loạn đất nước sau này.

Dương Tam Kha méo ưa gì thằng cháu trưởng, nhưng lại tỏ ra yêu thích thằng cháu thứ là Ngô Xương Văn, nhận hẳn làm con nuôi, hết sức trọng dụng. Chẳng rõ Dương Tam Kha có lỡ đập đầu vào gối mà quên béng mất việc mình vừa mới cướp ngôi nhà nó, đuổi ông anh nó chạy bán sống bán chết hay không.

Năm 950, Dương Tam Kha còn hồn nhiên sai thằng con nuôi Ngô Xương Văn đi dẹp loạn ở Thái Bình. Ngô Xương Văn cảm thấy đường đi Thái Bình xa xôi, hiểm trở, không bằng lộn lại đánh úp ông bố nuôi cho khỏe. Nghĩ là làm, Ngô Xương Văn dẫn quân về lật đổ Dương Tam Kha. Trong cơn bàng hoàng, Dương Tam Kha ú ớ không thốt nên lời. Được cái Ngô Xương Văn cũng ghi nhận ơn nuôi dưỡng mà không giết Dương Tam Kha, thay vào đó giáng xuống làm Chương Dương sứ.

Dương Tam Kha trong lòng buồn bã và thất vọng vãi loằn, ngậm ngùi chuyển nhà về Chương Dương, khai khẩn đất hoang, dạy dân trồng trọt, cày cấy. Cũng từ đây Dương Tam Kha mới phát hiện ra niềm đam mê đích thực của đời mình không phải làm vua mà là làm nông. Năm 953, khi Chương Dương đã no đủ, Dương Tam Kha tiếp tục đi về phía nam khai hoang vùng đất Giao Thủy.

Sau gần 30 năm sống hết mình với niềm đam mê đích thực, Dương Tam Kha quay về quê cũ ở Thanh Hóa và lìa đời tại đây.

Việt Nam - Một lịch sửNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ