Tháng 2 năm 1066, toàn thể nhân dân Đại Việt mừng rớt nước mắt vì sau hơn 40 cái mùa chuối héo, Nhật Tôn bệ hạ cuối cùng cũng khởi nghiệp thành công ra một thằng con trai là Lý Càn Đức. Bố Nhật Tôn yêu chiều Càn Đức lắm, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Chỉ một ngày sau khi sinh, bố Nhật Tôn đã phong Càn Đức làm thái tử, phong mẹ Ỷ Lan làm Thần phi. Thậm chí bố Nhật Tôn còn phấn khởi đến nỗi đổi phứt niên hiệu thành Long Chương Thiên Tự, đồng thời đại xá cmn thiên hạ.
Thế nhưng truyền thống đẹp trai của nhà họ Lý đến đời thứ tư này thì bắt đầu thui chột đi ít nhiều. Nguyên do cũng bởi bố Nhật Tôn có cái gu khác người, tuyển vợ không nhìn vào nhan sắc mà lại coi trọng cái đầu đầy sỏi. Mẹ Ỷ Lan "xinh đẹp" không được xuất sắc nên đẻ ra nhóc Càn Đức tướng tá trông cũng khác thường. Giang hồ đồn đại thái tử Càn Đức tay vượn, trán dô. Nguyên văn là: "Xương trán nổi lên như mắt trời, là dáng mặt của bậc thiên tử, và tay thì buông dài quá gối." Giang hồ khen an ủi Càn Đức đấy thôi, chứ không lẽ nhan sắc chuẩn soái ca như cụ Công Uẩn, ông nội Phật Mã với bố Nhật Tôn thì không xứng đáng là thiên tử?
Năm 1070, Càn Đức được 5 tuổi, bố Nhật Tôn bèn cho xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ tranh Thập nhị hiền, bốn mùa tưng bừng hương khói. Kể từ đó, thay vì chỉ kèm gia sư ở nhà thì đám con trời nay đã được hân hoan cắp sách tới trường.
Bố Nhật Tôn tuổi chưa cao nhưng sức đã yếu, chỉ ăn cố được cái tết năm 1072 thì lăn đùng ra chết. Thái tử Càn Đức đứng trước quan tài bố Nhật Tôn, vừa khóc lóc vừa lên ngôi, lấy hiệu Thái Ninh, sử gọi là Lý Nhân Tông. Được dạy dỗ cẩn thận nên ban đầu Càn Đức sắc phong cho các mẹ rất bài bản. Mẹ cả Hồng Hạc được phong là Thượng Dương thái hậu, mẹ đẻ Ỷ Lan thì chỉ ngậm ngùi nhận chức Linh Nhân thái phi.
Chuyện bà Thượng Dương thái hậu được nhiếp chính cùng thái sư Lý Đạo Thành khiến bà Ỷ Lan bức xúc lắm. Một hôm bà giả bộ mắc bệnh, khi Càn Đức hớt hải tới thăm thì bà nước mắt nước mũi ngắn dài than thở: "Con ơi mẹ già khó nhọc mới có ngày hôm nay, mà giờ phú quý thì người khác được hưởng, vậy con để mẹ già vào đâu?"
Càn Đức hồi ấy còn ngây thơ vô số tội, thấy mẹ già buồn bực thì cũng buồn hết cả người, vậy nên mới hồn nhiên hạ chỉ phế Thượng Dương thái hậu cho mẹ vui. Bà Ỷ Lan từ đó được làm Linh Nhân thái hậu và nhiếp chính đúng như nguyện vọng ban đầu. Thái sư Lý Đạo Thành vì là cộng sự cũ của Thượng Dương thái hậu nên cũng bị điều đi Nghệ An, cho ra đảo một thời gian rồi mới được quay về.
Càn Đức rất coi trọng việc học hành, con ngoan trò giỏi đúng kiểu con nhà người ta. Năm 1075, con nhà người ta mở khoa thi Minh kinh bác học, cũng là khoa thi đầu tiên của nước Việt, hốt được trạng nguyên Lê Văn Thịnh về dạy dỗ cho mình. Năm 1076, con nhà người ta lại cho xây Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu, đây cũng là khuôn mẫu trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nhưng thời ấy Quốc Tử Giám chỉ cho đám con trời và con ông cháu cha vào học. Mãi tới đời Trần Thái Tông mới bắt đầu mở rộng cửa đón những thành phần tạp nham khác.
Xưa nay, nhân dân Thăng Long cứ mỗi độ mưa lũ là lại xắn quần câu cá giữa ngã tư đường phố. Hồi còn sửu nhi, Càn Đức thấy cảnh này thì vui lắm, cũng cởi truồng tập bơi các kiểu. Khi lớn hơn một tí thì mới biết lũ lên mốc hết lương thực, thối sạch đồ ăn nên mới phải đi câu cá. Thế là năm 1077, Càn Đức cho đắp đê trên sông như Nguyệt. Tới năm 1103, đắp đê ở cả nội đô lẫn ngoại ô Thăng Long. Năm 1108, lại tiếp tục đắp đê Cơ Xá, ở khu vực cầu Long Biên ngày nay.
Khi Càn Đức lớn một tí, má Ỷ Lan không phải nhiếp chính nữa nên cả ngày rảnh rỗi chỉ ngồi tính xem chỗ nào xây chùa thì hợp lý. Cho nên thời ấy chùa chiền mọc lên như nấm. Chùa Diên Hựu xây từ thời ông nội Phật Mã, nay Càn Đức ngó thấy cái kiến trúc lỗi thời vãi ra nên cho mông má lại, rồi dựng thêm 2 ngọn tháp phủ sứ trắng, lại đào thêm hồ Linh Chiểu thả vịt bơi lội tung tăng coi cho vui con mắt.
Càn Đức nghe lời má Ỷ Lan, xuống lệnh "một thằng giết trâu, cả xóm ăn hành". Cụ thể là thằng nào giết trộm trâu, quánh 80 trượng, rồi cho sung quân làm osin. Vợ nó thì cũng quánh 80 trượng, rồi cho đi nuôi tằm. Thằng hàng xóm biết mà không báo thì cũng quánh 80 trượng, rồi... thế thôi, éo phải đi đâu cả.
Năm 1089, sau khi Lý Thường Kiệt quậy tưng bừng mấy châu Khâm, Ung, Liêm, Càn Đức sai Lê Văn Thịnh sang giảng hòa, tay bắt mặt mừng như thể hai thằng quánh nhau là chuyện con nít hiếu động. Nhà Tống cũng hơn hở trả lại ít đất cướp được để đổi lấy tù binh.
Nhà họ Chế ở Chiêm Thành nổi tiếng tay nhanh hơn não, cái đầu chỉ để trồng cây. Năm xưa có Chế Củ thái độ lồi lõm bị Lý Thường Kiệt cho ăn hành, phải cắt 3 châu mới giữ được cái mạng. Nay lại có Chế Ma Na nổi máu anh hùng, thấy Đại Việt đánh Tống giành lại được mấy lô đất dễ như bỡn thì cũng nhanh tay học hỏi, đem quân đi đánh Đại Việt. Kết quả lại bị anh Kiệt cho ăn tỏi, đành ngậm ngùi yên phận cống nạp như cũ. Năm 1123, thằng láng giềng Chân Lạp thấy Chiêm Thành hàng năm đi du lịch Đại Việt vui hết sức thì cũng mò sang xin quy phục và cống nạp. Trong lòng Chân Lạp thầm nghĩ mình khôn vãi chưởng, không dưng được du lịch Đại Việt free.
Càn Đức từ hồi dậy thì, biết thế nào nữ sắc, thì cũng phấn khởi sắm cho mình một bộ sưu tập hậu cung đầy đủ gồm có hoàng hậu, hoàng phi, cung tần mĩ nữ. Thế nhưng cái đám ấy chỉ sản xuất được vịt giời, không làm sao tòi ra nổi một thằng cu.
Năm 1117, má Ỷ Lan mất. Không còn ai động viên, Càn Đức bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng về cái đường sinh sản. Bấy giờ Sùng Hiền hầu, tức em ruột của Càn Đức, đẻ được một thằng cu là Lý Dương Hoán. Thằng nhỏ mới 2 tuổi nhưng vô cùng thông minh, hiếu động. Càn Đức ngó thấy thì cưng lắm, bèn lập Dương Hoán làm thái tử.
Tháng 12 năm 1128, Càn Đức bệnh nặng bẹp giường. Nằm ngửi hết cái tết năm 1128 thì theo má Ỷ Lan đi bóc chuối. Càn Đức là ông vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. 56 năm Càn Đức trị vì là 56 năm Đại Việt cực thịnh. Đầu gấu phương nam, ngang hàng phương bắc, nhân dân no ấm, hạnh phúc ngập đầu.
P/s: Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, Ad mượn đỡ của bác Tần
Fanpage: SĂN MỘ
#việt_nam_một_lịch_sử
#lý_càn_đức
#lý_nhân_tông
BẠN ĐANG ĐỌC
Việt Nam - Một lịch sử
Ficción históricaNhững câu chuyện lịch sử dưới đây được kể lại dưới góc nhìn và bằng ngôn ngữ có phần tào lao của mình. Mục đích là khơi gợi hứng thú cho những bạn muốn hứng thú với lịch sử dân tộc mà không tự hứng thú nổi. Vậy xin chớ dùng khuôn vàng, thước ngọc củ...