10. HAI BÀ TRƯNG_Huyền thoại Mê Linh

1.9K 133 5
                                    

Sau khi vận hên rớt xuống đầu nhân dân Giao Chỉ 2 lần dưới hình dạng của Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên, thì không thèm rớt thêm lần nào nữa, thay vào đó là ngôi sao quả tạ Tô Định

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Sau khi vận hên rớt xuống đầu nhân dân Giao Chỉ 2 lần dưới hình dạng của Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên, thì không thèm rớt thêm lần nào nữa, thay vào đó là ngôi sao quả tạ Tô Định. Anh thái thú Tô Định đẹp trai lồng lộn, hỏng mỗi cái tội mặt người dạ thú, tham lam hiểm độc, lấy vơ vét của cải làm lý tưởng sống.

Đất Mê Linh bấy giờ có cô Trưng Trắc, là chị gái cô Trưng Nhị, kiêm vợ yêu anh Thi Sách.

Anh Thi Sách bị vợ át vía, bản tính nhu mì, ngứa mắt anh Tô Định vãi cả luôn mà cũng không nỡ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, chỉ nhẹ nhàng vắt óc chế ra một bài văn tố cáo anh Tô Định tham lam ra sao, láo toét thế nào. Năm 40 Công lịch, anh Tô Định thẹn quá hóa giận, chửi anh Thi Sách là đồ vu khống rồi tiện thể xin anh cái đầu.

Vốn tính khí nóng nảy, sau khi anh Thi Sách không dưng bị xin mất cái đầu thì cô Trưng Trắc nổi cơn tam bành, quyết tâm phải uýnh lộn với anh Tô Định cho bằng được. Hai chị em cô Trưng Trắc, Trưng Nhị đưa quân về giữ bờ sông Hát. Sau 2 tháng chuẩn bị, mà không ai biết cụ thể là chuẩn bị cái vẹo gì, hai cô chính thức phát động khởi nghĩa. Anh Tô Định bị hai cô uýnh cho xây xẩm mặt mũi, lết dài về Nam Hải. Cô Trưng Trắc lên làm vua, hiệu Trưng Vương. Dân gian hết mực sùng kính, tôn thờ nên 2 cô tuy tuổi đời còn rất trẻ mà vẫn cứ bị kêu bằng Bà, sử gọi là Hai Bà Trưng.

Hai bà xưng vương được 3 năm thì nhà Đông Hán ngứa mắt cử anh Mã Viện sang dẹp chợ.  

Trong một diễn biến khác, có mấy ông cố nội hãm tài không thèm nghe lệnh Hai Bà Trưng chỉ vì hai bà là bà chứ không phải là ông. Mấy ông cố nội ăn hại đó tự động ly khai khiến lực lượng tan rã, lỏng lẻo.

Năm 43, thế hoặc ồ ạt, hai Bà tự thấy không đủ sức uýnh lộn với anh Mã Viện nên rút quân về Cấm Khê, cuối cùng tử trận tại đây. Lực lượng của hai Bà còn sót lại mỗi anh tướng quân Đô Dương, chày cối cầm cự được tới cuối năm thì bị dẹp.

Anh Mã Viện trong cơn hân hoan chiến thắng đã sai người đi gom tất cả đồ đồng lại, bao gồm: trống đồng, khiên đồng, mũi tên đồng, dao đồng, mâm đồng, nồi đồng, bô đồng,... gọi chung là đồ đồng nát. Anh cho nung chảy tất rồi tái chế thành một cây cột đồng to chà bá, đem dựng ở chỗ mà hiện-không-ai-biết-là-chỗ-nào để đánh dấu ranh giới cuối cùng của nhà Đông Hán.

Trên cây cột đồng nát mang tên anh Mã Viện có khắc 6 chữ:

"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt"

Dịch nôm na là:

"Cột đồng gãy, Giao Chỉ cũng không còn"

Tương truyền kể từ ấy, dân Giao Chỉ trời không sợ, đất không sợ, chỉ sợ gãy cột. Cứ mỗi lần đi qua lại ném đất, ném đá vào chân cột cho vững thêm.

#việt_nam_một_lịch_sử
#kỉ_bắc_thuộc

Việt Nam - Một lịch sửNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ