Cao Biền được vua Đường Ý Tông cử sang làm Tiết độ sứ nước ta từ năm 864 đến năm 868. Ông này, rất tiếc phải thừa nhận rằng, là một freelancer đa tài đa nghệ. Nghề gì cũng mó, và cứ hễ mó vào là giỏi. Từ tướng quân, cho tới phù thủy, rồi đạo sĩ, thầy phong thủy, lại còn thêm cả năng lực quản lí thần sầu... Max nhọ cho các cụ nhà mình.
Trước khi gả Cao Biền đi, vua Đường Ý Tông còn tỉ tê căn dặn: "Long mạch đất Nam vãi cả lắm con ạ. Mày xem có cái nào thì yểm đi cho chúng nó hết đẻ trứng. Rồi vẽ lại cái bản đồ mang về cho má coi với. Ahihi!"
Vậy là Cao Biền bắt đầu có cái thú vui vãi cả tao nhã, đó cosplay thành phù thủy và cưỡi diều giấy origami bay đi khắp nơi coi địa thế. Cứ hễ nước Nam thò ra cái huyệt đế vương nào là lại nhanh chân nhanh tay trấn sạch. Ý là trấn yểm sạch.
Công cuộc diệt trứng nước Nam của Cao Biền thành công cũng lắm mà thất bại thì càng nhiều. Minh chứng là nước mình vẫn đẻ ra được rất nhiều nhân tài vừa tỉnh vừa đẹp trai.
1. CAO BIỀN TRẤN YỂM SÔNG TÔ LỊCH - ĐẮP THÀNH ĐẠI LA
"Thánh vật sông Tô Lịch" từng là một cái tựa đề làm mưa làm gió và được nhai lại đến nát bét trên khắp các mặt báo lá cải. Vậy sông Tô Lịch, nơi hiện là cái rãnh thoát nước thải của Hà Nội, có cái quần què gì hot?
Năm 2001, đội thi công nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ: 7 cây gỗ chôn đứng dưới lòng sông tạo thành hình thất giác đều, 7 bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai và táng giữa các cọc gỗ, đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng...
Và nếu như những tai nạn trời ơi đất hỡi không liên tục xảy đến với thành viên đội thi công, thì câu chuyện này hẳn sẽ chỉ dừng lại ở việc vớt được vài món cổ vật hay ho và hơi kinh dị.Các thầy bùa, thầy pháp từ rởm đến "giỏi" được dịp vung nước miếng tán tàn, rằng đây là cái trận đồ bát quái cực kì cao thâm, âm khí nặng nề. Cũng chả hiểu từ 7 cái cọc chôn hình thất giác đều thì suy luận kiểu quần què gì ra trận đồ bát quái. Nhưng thôi, mình người trần mắt thịt, các thầy nói thì nên dỏng tai nghe.
Rồi người ta liên hệ đến chuyện xảy ra từ tận năm 866. Đồng chí Cao Biền, đã nhắc ở bài trước, ngày đêm ước ao đắp được một cái thành Đại La to vật vã. Khi thi công đến đoạn dọc bờ sông Tô Lịch thì cứ xây được một đoạn lại sụt lở hết sạch. Dù đồng chí có chơi lầy đến mấy, đắp đi đắp lại bao nhiêu lần thì cũng đếch ăn thua.
Sau một hồi làm ăn cẩn thận hơn, khảo sát thực địa kĩ lưỡng thì đồng chí phát hiện đoạn này là giao của ba con sông lớn, nền đất bất ổn là chuyện v cả bình thường. Vậy là đồng chí bèn chôn thử cái trận đồ dưới lòng sông để trấn yểm, mong đất sẽ ổn định hơn. Vụ này thành công mĩ mãn, thành Đại La xây đắp ngon lành. Cơ chế cụ thể mình cũng không rõ. Ai có bà con với đồng chí Cao Biền thì đi hỏi dùm nha. :)
BẠN ĐANG ĐỌC
Việt Nam - Một lịch sử
Ficción históricaNhững câu chuyện lịch sử dưới đây được kể lại dưới góc nhìn và bằng ngôn ngữ có phần tào lao của mình. Mục đích là khơi gợi hứng thú cho những bạn muốn hứng thú với lịch sử dân tộc mà không tự hứng thú nổi. Vậy xin chớ dùng khuôn vàng, thước ngọc củ...