36. TRẦN CẢNH_Khởi đầu cơ nghiệp

1.3K 70 3
                                    

Năm 1218, Nhị thiếu nhà quan Nội thị phán thủ Trần Thừa oe oe cất tiếng khóc chào đời, tên cúng cơm là Trần Bồ. Sau một cơ số lần đổi tên đi lựa tên lại thì Nhị thiếu đã làm cho các nhà sử học loạn cmn cái đầu. Đa số đều tin rằng Nhị thiếu tên Trần Cảnh. Một số lại khăng khăng chèn thêm chữ Nhật, tức Trần Nhật Cảnh. Một số khác lại sống chết thề rằng Nhị thiếu tên là Trần Quang Bính.

Năm 1224, Nhị thiếu tròn 7 tuổi, nhan sắc rất có triển vọng nên được ông chú Trần Thủ Độ nhét vào cung hầu hạ Nữ đế Chiêu Hoàng. Hai con người có đường tình duyên nát bét đụng nhau, dĩ nhiên sẽ viết nên một thiên tình sử bi cmn đát.

Nhị thiếu vào cung ít lâu thì được Chiêu Hoàng hết mực yêu mến, quấn quýt như sam. Trần Thủ Độ nhanh như một cơn gió, tuyên bố với bá quan Nữ đế có chồng rồi. Bá quan đại khái chỉ cảm thấy Trần Thủ Độ muốn nhét con cháu vào hậu cung để thêm tiện cho việc thao túng tiền triều chứ không có nghĩ sâu rộng gì. 

Một năm sau, Trần Thủ Độ dụ Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Nhị thiếu. Bảo nhường ngôi rồi thì không cần ngày ngày dậy sớm, ăn vận rườm rà ngồi nghe mấy ông “Bá quan văn võ” tám chuyện nhàm lỗ tai nữa. Mà lại vẫn được ở trong cung điện nguy nga, ăn ngon mặc đẹp, ngủ nướng tới tận khi mặt trời đứng bóng. Chiêu Hoàng mới tí tuổi đầu, nghe thế thì thấy bùi bùi tai nên sang nhượng luôn không cần suy nghĩ. Năm 1225, Nhị thiếu nhà họ Trần lên ngôi, sử gọi là Trần Thái Tông.

Nhị thiếu được thăng chức từ Hoàng hậu lên Hoàng Thượng, vợ thì từ Hoàng thượng xuống thành Hoàng hậu Thiên Hinh. Hai đứa nghĩ có hai cái chức, không vợ thì chồng, đi đâu mà thiệt. Sau đó Hoàng hậu thấy giang sơn đổi từ họ Lý thành họ Trần thì cảm thấy sai sai, nhưng vẫn còn sửu nhi nông cạn nên thấy cũng không sai quá.

Bi kịch tình yêu của Nhị thiếu bắt đầu vào năm 1233, khi đứa con đầu lòng là Thái tử Trịnh sinh ra ốm yếu dặt dẹo, không lâu sau thì nghẻo. Bốn năm sau đó, dù Nhị thiếu có cố gắng cách mấy thì cũng vẫn không thể làm cái bụng của vợ trương lên được.

Năm 1237, Trần Thủ Độ đại khái đã hoàn toàn mất lòng tin vào năng lực sinh sản của Nhị thiếu, nên nóng lòng ép Nhị thiếu lập vợ của Đại thiếu Trần Liễu, lúc này đang mang thai 3 tháng, làm hoàng hậu. Trần Thủ Độ mất ăn mất ngủ mấy đêm mới nảy ra được kế sách vẹn toàn, tưởng đâu sắp được tuyên dương. Ai ngờ cả Đại thiếu và Nhị thiếu đều nổi cơn tam bành vì không dưng mất vợ.

Nửa đêm nửa hôm, Nhị thiếu đùng đùng bỏ kinh thành, một mình trèo đèo lội suối lên Yên Tử đòi đi tu. Trần Thủ Độ nghe tin thì thở phào nhẹ nhõm, hên sao thằng nhỏ chỉ đòi cạo đầu chứ không đòi tự hoạn. Hôm sau Trần Thủ Độ dẫn mấy ông “bá quan văn võ” khăn gói lên Yên Tử, dựng gỗ làm nhà, bảo vua ở đâu triều đình ở đó. Hai bên so độ lì được vài hôm thì Nhị thiếu chịu thua, buộc phải theo Trần Thủ Độ về kinh.

Nhị thiếu 20 tuổi đầu, bị buộc thôi vợ, rồi phải giương mắt ếch nhìn vợ bị giáng làm công chúa, bị giam lỏng trong cung. Bản thân thì trở thành nam chính bất lực nhất trong lịch sử. Nhị thiếu lần đầu tiên từ trong cuộc đời toàn màu hồng tỉnh ngộ, rằng làm hoàng đế thực ra cực bỏ mẹ lên được.

Về phần Đại thiếu Trần Liễu, sau khi không dưng mất vợ mất con, bèn ngửa mặt lên trời khóc rống: “Ai cho tôi lương thiện”. Sau đó tập hợp binh lực nổi dậy trên sông Cái. Chí khí anh hùng bùng cháy được cơ nửa tháng thì xịt ngóm vì đột ngột nhận ra binh lực quá yếu kém. Nhân một lần Nhị thiếu du lịch sông nước, Đại thiếu bèn giả dạng làm một người đánh cá trốn lên thuyền gặp Nhị thiếu xin tha tội.

Trần Thủ Độ biết được, định thẳng tay chém chết Đại thiếu. Nhưng Nhị thiếu đã hào phóng lấy thân mình đỡ kiếm. Trần Thủ Độ hận nỗi không thể xiên chết cả hai đứa, cuối cùng vẫn phải bằng lòng tha cho Đại thiếu. Nhị thiếu cấp cho Đại thiếu ít đất ở vùng Yên Phụ, phong làm An Sinh Vương để đền bù thiệt hại vợ con. Năm 1251, Đại thiếu Trần Liễu trước khi qua đời dặn đi dặn lại con trai là Trần Quốc Tuấn phải cướp ngôi, báo thù cho cha. Quốc Tuấn nghe dặn thì chỉ ậm ừ đồng ý cho qua chuyện chứ không thèm làm.

Năm 1257, Mông Cổ xâm lược Đại Việt, Nhị thiếu ngự giá thân chinh. Thế giặc hùng mạnh, đánh cho quân Nhị thiếu chạy tan tác. Hên sao có tướng quân Lê Tần cứu giá nên Nhị thiếu mới chạy thoát. Sau đó nhờ kế hoạch vườn không nhà trống khiến quân Mông Cổ bị đói ăn, binh lực suy giảm trầm trọng. Đầu năm 1258, Nhị thiếu dẫn quân phản công, đánh cho quân Mông Cổ chạy tóe khói.

Trong những ngày tháng kề vai sát cánh trên chiến trường, Nhị thiếu nhận thấy Lê Tần anh dũng quả cảm, sinh lực dồi dào, mặt mũi nhìn cũng được. Đắn đo lên xuống thấy không ai thích hợp hơn, Nhị thiếu bèn ban người vợ cũ, công chúa Chiêu Thánh, cho Lê Tần. 20 năm cuối đời, công chúa Chiêu Thánh sống hạnh phúc bên Lê Tần (ít nhất là sử chép vậy), còn sinh được một đôi kim đồng, ngọc nữ là Lê Tông, Ngọc Khuê. So với đàn con hơn chục đứa của Nhị thiếu thì không đáng là bao, nhưng cũng coi như an ủi phần nào.

Tháng 3 năm 1258, Nhị thiếu nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, lui về làm Thái thượng hoàng. Làm bố Hoàng thượng thì rảnh rỗi hơn Hoàng thượng nhiều nên Nhị thiếu bắt đầu nghiên cứu phật pháp, hoàn thành tâm nguyện cạo đầu đi tu hồi còn trẻ.

Tháng 4 năm 1277, Nhị thiếu qua đời, thọ 60 tuổi, an táng tại Chiêu Lăng. Gần 1 năm sau, tức tháng 3 năm 1278, công chúa Chiêu Thánh cũng nối gót.

P/s: Theo dõi bài viết mới nhất tại fanpage SĂN MỘ

Việt Nam - Một lịch sửNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ