9. Rimbaud* chống đối mẹ

92 2 0
                                    

* Rimbaud: Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854 – 1891 ), một trong những nười sáng lập trường phái ấn tượng, có ảnh hưởng lớn tới văn học và nghệ thuật hiện đại.

Tôi nhảy vọt đến công tắc đèn đầu giường và bật lên. Tất cả đều bình thường, hiển nhiên là thế! Chẳng hề có một sự “hiện diện” nào hết! Úi dào ôi, tôi và những nỗi bồn chồn của tôi… Tôi thực sự đã quá mệt vì vừa bận rộn làm việc!

Tim đập dồn dập, tôi nghe như có tiếng bọng bên tai. Kiểu giống hệt như khi tôi còn là một cô bé, và như khi tôi hét lên : ” Whoo! Whoo! Tớ biết là cậu đang ở đó!”

     Tôi nhún vai bực mình. Màn xiếc này sắp kết thúc chauw? Léa, hãy thôi ngay kiểu giả vờ ngu ngốc đi!

Tôi buộc phải tắt đèn lần nữa, nhưng không tài nào kiềm chế được việc vẫn dỏng tai lên để hóng hớt. Cả người tôi căng cứng như sắp vỡ. Tôi nín thở nghe ngóng giữa không gian yên ắng. Mắt tôi từ từ đảo quanh phòng, tập trung vào những góc tối. Bên trái tôi, cái đống đồ cũ lộn xộn tạo nên một khối bí hiểm, dựng đứng. Trước mặt tôi, cánh cửa đen sẫm nổi rõ trên nền đen sáng hơn một chút của bức tường. Bên phải, cái bóng lù lù của chiếc tủ kề bên chiếc ghế bành đặt trên tấm thảm trông giống như con thú ba chân. ( Nếu tôi không nhầm thì loại ghế bành kiểu này có tên là “ghế cóc”… Cái tên hợp tuyệt!). Còn phía bên trên là những tấm ảnh châu Phi của tôi…

Tôi dán mắt vào nhưng làn sóng song Congo, nơi những gợn giấy bóng láng làm chúng ánh lên dịu dàng. Ánh trăng rọi xuống phản chiếu một cách lạ lùng khiến những gỡn sóng tựa hồ như đang chuyển động. Tôi thả mình theo những dòng nước, xuôi dọc bờ sông trong đêm. Mùi hương rừng rất gần đâu đây, nhờ gió thoảng qua, choán đầy trong không khí. Đằng xa vọng lại những tiếng voi rống…

   Tôi thiếp đi, trong tiếng ru êm đềm của dòng sông.

                                                          ************************************

-   Đêm qua, con làm cái quái gì thế hả? Bố mẹ nghe tiếng con lục đục suốt không biết đến tận mấy giờ…

Tôi nhẩn nha nuốt miến bánh sừng bò đã chấm cà phê sữa vẫn ngậm trong miệng.

-  Con chuyển chỗ lên phòng áp mái.

Mẹ tôi nấc lên kinh ngạc.

- Cái gì?

- Con chuyển lên đâu? – Bố tôi lặp lại.

   Hơi chút khiêu khích, tôi dằn từng chữ:

- Phòng – áp – mái !

Bố mẹ tôi dụng dời đưa mắt nhìn nhau.

- Con muốn nói là con ngủ ở trên đó à? – Mẹ tôi hỏi giọng nghẹt thở. – Trong cái đống ngổn ngang mà bao nhiêu năm nay chẳng ai động chổi đến ấy à?

- Úi dào… Nhưng con thấy ở đấy dễ chịu hơn phòng con nhiều!

- Nghe đây, Léa, chuyện này thật không nghiêm túc tí nào! – Bố tôi phản đối.

- Tất nhiên là có đấy ạ! Ít nhất là ở đó con cũng được yên, chẳng ai ngăn cản được con trang trí theo ý con muốn! – Tôi đưa mắt liếc mẹ khi nói thế! Đúng là đổ thêm dầu vào lửa!

    Lửa bùng lên ngay lập tức.

- Thật là quá quắt! – Mẹ tôi nổi giận. – Mẹ mệt đến chết để con có một căn phòng dễ chịu, thoáng đãng, gọn gàng xinh xắn. Mẹ báo cho con biết đó là căn phòng có hướng đẹp nhất trong nhà này! Thế mà con thì sao, để cảm ơn bố mẹ, con lại đi di cư lên tầng áp mái! Thế sao con không xuống tầng hầm hay là chui xuống cống ấy. Như vậy có lẽ còn hay hơn đấy!

- Mẹ con nói đúng đấy. – Bố nghiêm khắc đánh giá. – Bố tự hỏi không biết thực sự trong đầu con nghĩ gì!

- Em thì có, em biết. – Mẹ nối. – Tất cả những trò dại dột từ phim ảnh này…

Cẩn thận, có bẫy mìn! Nếu cuộc tranh luận lại mạo hiểm hướng vào vùng đó, thì cách thận trọng nhất là phải dừng lại ngay lập tức!

   Đẩy chiếc ghế ra, để bố mẹ ngồi đó sững sờ, bát của tôi mới ăn một nửa, chiếc bánh sừng bò hết hai phần ba, và tôi chuồn đi không một lời giải thích. Theo hướng: phòng áp mái. Nơi trú ẩn mới của tôi…

Đúng vậy, nhưng sẽ được bao lâu? Xem xét tình hình vừa rồi, tôi e là sẽ phải dời khỏi đây sớm hơn dự định!

  Những người lớn, học thực sự chẳng hiểu gì cả, nhưng biết làm thế nào đây? Không hiểu một chút nào hết? Họ không có mắt, chẳng có tai, cũng chẳng có trái tim hay sao ấy? Người ta có thể bực đến chết ngay trước mũi họ mà chắc họ cũng chẳng thèm quan tâm?

 Tôi tức điên người, với lấy cây bút dạ trong hộp, và trên bức tường trắng, tôi viết to tướng những câu thơ sau của Rimbaud:

              Còn bà mẹ, gập cuốn bài tập lại

                Bỏ đi, thỏa mãn và tự hào, mà không hề thấy

                Trong đôi mắt xanh và trên vầng trán bướng

                Tâm hồn của con mình đã bị phó mặc cho

                                                                những điều ghê tởm.

Pằng! Mập mờ thế! Khi đọc được mẹ sẽ hiểu, còn nếu mẹ vẫn không hiểu thì không thể cứu cãn được nữa rồi!

Tôi 14 tuổi và tôi đáng ghétWhere stories live. Discover now