[ TK] Phác đồ tiếp cận và chẩn đoán động kinh ở trẻ em

42 0 0
                                    

Phác đồ tiếp cận và chẩn đoán động kinh ở trẻ em
                             
                                PGS.TS. Ninh Thị Ứng

1.Đại cương

Động kinh (ĐK) là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của các tế bào thần kinh ở não.

Thế giới có trên 50 triệu người mắc bệnh  động kinh. Tỷ lệ mắc bệnh ĐK 0,15-1%, Nhật bản 0,36%, Thái Lan 0,72%. Tỷ lệ mắc ở Việt Nam 0,5%, trong đó trẻ em chiếm 30%.

2.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

a.Nguyên nhân mắc bệnh ĐK theo nhóm tuổi.

 - Trẻ sơ sinh đến  1 tuổi: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, giảm Calci, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, nhóm bệnh thần kinh da, sau xuất huyết não.

 - Trẻ trên 1 tuổi: Di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh,  rối loạn chuyển hóa, giảm Calci, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, sau chấn thương sọ não.

b. Cơ chế bệnh sinh.

 - Biến đổi bất thường các dòng ion Kali và Natri qua màng tế bào. Thiếu dòng điện phụ thuộc Calci. Thiếu màng ATP có trách nhiệm vận chuyển Ion.

 - Tăng kích thích vào Glutamate, giảm ức chế  gamma aminobutyric acid (Gaba).

 -  Mất cân bằng giữa hệ thống ức chế và hưng phấn của màng neuron gây ra tăng hoạt động đồng bộ của một quần thể neuron.

3.Phân loại  động kinh: theo phân loại của Hiệp hội chống ĐK thế giới năm 1989 ( trong hoàn cảnh VN là thích hợp, còn có phân loại 1981, 2010)

a. ĐK cục bộ

- ĐK cục bộ tiên phát.

 +ĐK cục bộ không rõ nguyên nhân.

- ĐK cục bộ căn nguyên ẩn (nguyên nhân không rõ ràng)

 ĐK triệu chứng thứ phát

+ ĐK thùy thái dương, thùy trán, đỉnh, chẩm.

+ ĐK cục bộ toàn thể hóa.

b. ĐK toàn thể

- ĐK toàn thể không rõ nguyên nhân

    + Co giật sơ sinh lành tính,

    + Co giật  sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.

    +  ĐK toàn thể nguyên phát.

    +  ĐK giật cơ.

    +  ĐK cơn vắng ý thức.

- ĐK toàn thể căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng.

   + Hội chứng West (giật co thắt gấp).

   + Hội chứng Lennox – Gastaut.

   + Bệnh não giật cơ sớm (hội chứng Drave)

   + Bệnh não giật cơ với điện não đồ (ĐNĐ)  có chặp ức chế  – bộc phát (hội chứng Otahara).

c. ĐK và hội chứng không xác định được cục bộ hay toàn bộ.

-   ĐK thất ngôn mắc phải (hội chứng Laudau Kleffner).

xàm xí LoliNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ