[Tiêu hóa]Táo bón ở trẻ em - những hiểu biết mới trong điều trị

1 0 0
                                    

Táo bón ở trẻ em – những hiểu biết mới trong điều trị
                                                2014

Đối với trẻ bị táo bón, nếu việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt chưa mang lại hiệu quả thì thuốc là giải pháp cần thiết. Việc điều trị đòi hỏi rất nhiều thời gian, theo khuyến cáo mới nhất, sau khi lấy sạch phân cứng ứ trong trực tràng và bé đã đi tiêu bình thường (phân mềm, ít nhất 3 lần mỗi tuần) vẫn cần dùng thuốc chống táo bón liều duy trì ít nhất 6 tháng. 

Trên thực tế, nhiều phụ huynh thường tự ý ngưng thuốc trị táo bón ngay khi thấy con đi tiêu bình thường, khiến táo bón tái phát. Ngưng thuốc quá sớm rồi dùng lại nhiều lần sẽ làm táo bón tái phát nhiều hơn và việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn.

Thời gian điều trị kéo dài đòi hỏi thuốc trị táo bón phải rất an toàn. Có thể sử dụng các thuốc như polyethylene glycol (PEG), sorbitol, các loại dầu khoáng, các thuốc nhuận tràng kích thích … Đặc biệt, Lactulose (Duphalac) được dùng phổ biến nhờ tính hiệu quả và độ an toàn cao, có thể sử dụng ở trẻ sơ sinh. Thuốc giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu và giúp duy trì các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Có thể dùng Lactulose liều cao để xổ phân (thay cho các biện pháp bơm hậu môn bằng glycerin hay thụt tháo) hoặc liều thấp hơn để điều trị duy trì.

– Dùng để xổ phân (lấy phân cứng nhanh ra ngoài): 4ml/kg/ngày, chia 2 lần, dùng trong 7 ngày.

– Điều trị duy trì (giữ cho bệnh nhân đi tiêu thường xuyên, tránh táo bón): 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần. Cần lưu ý trong khi điều trị duy trì không nên thực hiện các biện pháp thụt tháo, bơm hậu môn bằng glycerin.

Việc điều trị táo bón ở trẻ em đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự kiên nhẫn và thời gian, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công. Ước tính vẫn còn khoảng 1/3 các bé thất bại với điều trị và tiếp tục “khổ sở” với việc đi tiêu hàng ngày. Do đó, công tác phòng ngừa táo bón với các nguyên tắc cơ bản như chế độ ăn hài hòa nhiều chất xơ, uống đủ nước, hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi kết hợp tập luyện thói quen đi tiêu mỗi ngày là những việc cần làm để giúp bé tránh phải chứng táo bón rất khó chịu này.

Những hiểu biết cơ bản về táo bón ở trẻ em 

Rất nhiều bà mẹ lo lắng mang con đến phòng khám vì bé mãi 4-5 ngày mới đại tiện một lần, hoặc trước đây bé đại tiện 2-3 lần mỗi ngày thì nay bé lớn lên chỉ còn đi mỗi ngày 1 lần, v.v… Liệu các trường hợp đó có phải là táo bón hay không? Câu trả lời là: KHÔNG. Nếu bé 4-5 ngày mới đại tiện nhưng phân vẫn mềm, tơi xốp thì không gọi là táo bón. Tương tự, bé ngày càng lớn thì số lần đại tiện trong ngày càng giảm đi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường.

Táo bón là khi bé đi đại tiện thưa thớt (dưới 3 lần mỗi tuần) hoặc đại tiện khó khăn, gây ra sự khó chịu, căng thẳng (phân cứng, rặn đau, ngồi lâu, tiêu khó khăn, đôi khi chảy máu hậu môn) .Theo ước tính, hầu như bé nào cũng có ít nhất 1 lần bị táo bón, nhưng chỉ thoáng qua rồi hết. Những bé bị táo bón kéo dài vài tuần lễ được gọi là táo bón mạn tính và cần những sự chăm sóc toàn diện từ chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, trấn an tâm lý và sử dụng thuốc.

xàm xí LoliNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ