KHÁM LÂM SÀNG TRẺ SƠ SINH

1 0 0
                                    

KHÁM LÂM SÀNG TRẺ SƠ SINH

Khám lâm sàng trẻ sơ sinh - Tài liệu học tập Bác sĩ đa khoa Đại học Y Hà Nội

 Bích Phương Nguyễn Thị

KHÁM LÂM SÀNG TRẺ SƠ SINH

I/ Phần hành chính:
1. Đối tượng: sinh viên Y4 đa khoa
2. Thời gian: 6 tiết (270 phút)
3. Địa điểm giảng: khoa Sơ sinh
4. Tên người soạn: TS Phạm Thị Xuân Tú
II/ Mục tiêu học tập:
1. Biết cách khám lâm sàng toàn diện trẻ sơ sinh
2. Biết cách khám 1 số phản xạ sơ sinh
3. Phát hiện 1 số các dị tật cần can thiệp ngoại khoa ngay
4. Phát hiện hội chứng suy hô hấp, vàng da sơ sinh
III/ Nội dung:
1. Đại cương
1.1. Mục đích khám lâm sàng
Khi trẻ được sinh ra, bác sỹ nhi khám lần đầu khi trẻ được 1 vài giờ tuổi với mục đích:
- Kiểm tra sự thích nghi của trẻ với cuộc sống ngoài tử cung
- Phát hiện các dị tật
- Điều trị các bệnh lý của trẻ

1.2. Điều kiện để khám trẻ sơ sinh
- Khám lâm sàng trẻ sơ sinh được thực hiện  trong phòng ấm ở nhiệt độ 30 độ, tốt nhất là đặt trẻ trên giường sưởi, tại nơi đủ ánh sáng
- Phải bộc lộ toàn thân trẻ, khám kỹ càng từng bộ phận

1.3.  Các bước tiến hành:
- Cần đọc hồ sơ sản khoa với diễn biến của cuộc đẻ, hỏi tiền sử bệnh tật của mẹ và gia đình trước khi khám trẻ
- Rửa tay sạch trước khi khám trẻ
- Quan sát kỹ để: đánh giá điểm Apgar (nếu trẻ mới sinh), màu da, thở, vận động của trẻ, tìm các dị tật…
- Khám hệ thống tuần hoàn-hô hấp: kiểm tra có tắc lỗ mũi không, đánh giá tiếng khóc, đếm nhịp tim và nhịp thở, đánh giá thơì gian hồng trở lại của da (Reffil) (đo huyết áp của trẻ nếu được), tìm dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, sờ các động mạch, nghe tim, phổi và sọ.
+ Sau đó khám bụng, hố thắt lưng, bộ phận sinh dục, khám thần kinh, cột sống, đầu và cổ, các chi, cân và đo trẻ.

2. Khám lâm sàng
2.1.  Da và niêm mạc
- Bình thường:
+ Da của trẻ khô và mềm, đôi khi có hiện tượng bong da khi thai nhi gần 42 tuần tuổi
+ Chất gây màu trắng đục, thường thấy ở vùng nếp gấp của chi trẻ đủ tháng, thấy nhiều ở trẻ đẻ non
+ Lông tơ có ít ở vai, trán và lưng ở trẻ đủ tháng. Lông tơ có nhiều ở trẻ đẻ non
+ Tóc trẻ đủ tháng dài khoảng 2cm
+ Màu sắc da:
Bình thường da trẻ đủ tháng màu hồng. Da trẻ đẻ non thường đỏ mọng đỏ da
Vàng da và niêm mạc xuất hiện từ ngày đầu sau đẻ luôn là bệnh lý. Vàng da nhẹ, sáng màu và xuất hiện từ ngay thứ 3 có thể là sinh lý.
+ Đầu chi hồng. Đầu chi tím nhẹ “sinh lý” có thể tồn tại trong 24 giờ đầu của cuộc sống, thường kết hợp với hạ nhiệt độ và tím quanh môi.
+ Có thể có 1 số nốt xuất huyết ở vùng trán, nếp gấp, lưng thường do lau chùi mạnh. Ta cần theo dõi tiến triển của triệu chứng này. Nếu nhiều nốt xuất huyết thì đó là bệnh lý.
+ Đánh giá quầng vú và núm vú
+ Đánh giá vạch gan bàn chân

- Rối loạn vận mạch
+ Da cẩm thạch thường liên quan đến lạnh, do mao mạch chưa trưởng thành
+ Trẻ nằm thấy nửa người trên xanh tái, còn nửa người dưới đỏ (hội chứng Arlenquin). Có thể gặp ở trẻ sơ sinh bình thường nhưng cần chú ý đến bệnh cảnh suy thần kinh, thưòng mất đi sau vài ngày

- Một số rối loạn sắc tố
+ Nốt màu trắng ngà trên da, tồn tại rồi mất đi sau 2-3 ngày, đôi khi để lại nốt sẫm màu. Cần phân biệt với nốt phỏng do Herpert, thuỷ đậu, nốt mủ do tụ cầu. Thường thấy ở chân tóc hoặc lông vùng trán, bộ phận sinh dục ngoài, thân, nếp gấp
+ Bớt hay gặp vùng cùng cụt, vai.
+ Tăng sắc tố da vùng bộ phận sinh dục, cần nghĩ đến hội chứng sinh dục thượng thận
+ U máu phẳng (dát màu đỏ) thường gặp ở mặt (trán, cánh mũi, gò má, mi trên). Mất đi trong vài tháng đến vài năm (4-5 năm). U máu phẳng ở cổ có thể tồn tại suốt đời
+ U máu dưới da: khối sưng phồng, mềm, không đau dưới da có màu xanh tím.
+ Bớt màu cà phê sữa nếu đơn độc là bình thường. Nếu có nhiều liên quan đến bệnh Recklinghausen
+ Nốt màu trắng sữa, cứng thường khu trú ở vùng mặt, mũi, mất đi sau vài tuần
+ Nốt trắng khu trú ở niêm mạc: đường giữa vòm họng, lợi, mất đi sau vài tuần

xàm xí LoliNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ