PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP
(Ban hành kèm theo quyết định số 634/QĐ – TCCB ngày 03 tháng 6 năm 2013
của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương)Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh lí viêm cấp tính của các phế quản có kích thước nhỏ, có đường kính < 2 mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Bệnh hay gặp ở trẻ < 2 tuổi (đặc biệt 3 – 6 tháng). Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: thở nhanh, ho và khò khè.
Virus là tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em, như: vi rút hợp bào hô hấp (chiếm 30-50%), cúm, á cúm, adenovirus và rhinovirus.1. CHẨN ĐOÁN
1.1. Lâm sàng– Bệnh khởi đầu bằng biểu hiện viêm long đường hô hấp trên
– Ho
– Thở nhanh
– Khò khè
– Lồng ngực căng phồng, thông khí phổi giảm, nghe có ran (rít, ngáy, ẩm).
1.2. Yếu tố nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng
– Trẻ đẻ non < 36 tuần, cân nặng khi sinh thấp < 2500g
– Trẻ < 3 tháng
– Bệnh tim bẩm sinh, có tăng áp lực động mạch phổi
– Bệnh phổi mạn tính (loạn sản phổi)
– Suy giảm miễn dịch
– Suy dinh dưỡng nặng
1.3 . Xét nghiệm: Không đặc hiệu chỉ làm khi bệnh nhân bị bệnh từ mức độ vừa trở lên.
– Công thức máu: Số lượng bạch cầu giảm hoặc bình thường, có thể tăng bạch cầu lympho.
– X quang phổi: Có hình ảnh khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường hoặc phổi quá sáng, ứ khí, hoặc xẹp phổi từng vùng).
– Khí máu: (Chỉ làm thể nặng) SaO2 giảm < 92%, PaO2 giảm < 60 mmHg, PaCO2 tăng.
– Phân lập được virus trong những ngày đầu của bệnh từ dịch mũi họng hoặc dịch nội khí quản bằng kĩ thuật PCR hoặc test nhanh. Chỉ làm với những bệnh nhân thuộc thể nặng.1.4 . Phân loại mức độ nặng của bệnh
1.5 . Chẩn đoán phân biệt
– Hen phế quản: rất khó phân biệt với những cơn hen đầu tiên, cần dựa vào tiền sử dị ứng bản thân và gia đình, đáp ứng với thuốc giãn phế quản, xét nghiệm máu tăng bạch cầu ái toan, có thể IgE trong máu tăng. Với trẻ trên 18 tháng cần nghĩ đến hen dù là cơn đầu.