[sơ sinh] Điều trị nội khoa trong còn ống đông mạch ở trẻ sơ sinh

2 0 0
                                    

10/08/2015

Điều trị nội khoa trong còn mở ống động mạch ở trẻ sơ sinh

      DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Dịch)
                 Khoa Dược - BV Từ Dũ

GIỚI THIỆU CHUNG

Đóng ống động mạch tự phát thường phổ biến. Nếu hội chứng suy hô hấp đáng kể hoặc hệ thống cung cấp oxy suy yếu thường phải điều trị thận trọng. Indomethacin tĩnh mạch (hoặc chế phẩm mới hơn là Ibuprofen tĩnh mạch) thường cho hiệu quả trong đóng ống động mạch nếu được chỉ định trong 10-14 ngày đầu tiên của cuộc sống. Một lựa chọn khác là dùng Catheter hoặc thắt ống động mạch bằng can thiệp ngoại khoa.

Chỉ định thuốc bao gồm để cải thiện triệu chứng suy tim sung huyết. Suy tim sung huyết là một chỉ định để đóng ống động mạch ở trẻ em. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, cần thực hiện một can thiệp khẩn cấp để đóng ống động mạch.

Tất cả ống động mạch còn mở nên được đóng vì nguy cơ viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có liên quan đến cấu trúc mở. Theo thời gian, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu phổi, nguy hiểm đến tính mạng.

Yêu cầu quan trọng nhất trước khi đóng ống động mạch bằng thuốc hoặc phẫu thuật để đóng ống động mạch là xác định các dị tật tim bổ sung, chẳng hạn như hẹp hoặc gián đoạn cung động mạch chủ hoặc hẹp động mạch phổi.

Chất ức chế Prostaglandin (chẳng hạn như kháng viêm không Steroid NSAIDS) thường được dùng để đóng ống động mạch khi thắt ống động mạch bằng ngoại khoa không được chỉ định.

Tổn thương ống động mạch phụ thuộc vào việc ống động mạch mở dai dẳng để đảm bảo đủ lượng máu phổi.

CAN THIỆP BẢO TỒN

Vì bệnh nhân còn mở ống động mạch thường không có triệu chứng, cho nên không cần can thiệp cấp tính. Tuy nhiên, Hiệp hội tim mạch của Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn cho đến khi chỉnh sửa độ mở của ống động mạch cho bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao  (thiết bị, thủ thuật).[1]

Tiêu chuẩn bảo tồn bao gồm sự thích ứng của các hệ thống thông khí bằng cách giảm thời gian hít vào và áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP).[2] Hơn nữa, hạn chế dịch, không vượt quá 130 ml/kg/ngày quá ngày 3 cũng được sử dụng. Điều này đã cho thấy một tỉ lệ đóng ống động mạch cao.

Ở trẻ em có hội chứng suy tim sung huyết. Điều trị chuẩn bằng Digoxin và lợi tiểu thường làm giảm bệnh. Những trẻ em này có thể được điều trị cho đến một vài tuổi và sẽ là những trường hợp tốt cho chỉ định đóng ống động mạch. Khi điều trị nội cho suy tim sung huyết thất bại, các bệnh nhân sớm được chuyển đến chỉ định can thiệp ngoại khoa đóng ống động mạch.

Đóng ống động mạch được kích thích bằng việc sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, như Indomethacin hoặc Aspirin, đã cho hiệu quả trên trẻ sinh non. Indomethacin (0,1 mg/kg) chỉ định uống mỗi 8 giờ. Điều trị này có giá trị đặc biệt ở trẻ sinh non có biểu hiện hội chứng suy hô hấp có biến chứng bởi shunt qua ống động từ trái qua phải.

xàm xí LoliNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ