Bệnh động kinh, chẩn đoán và điều trị PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm BV103

17 0 0
                                    

Bệnh động kinh, chẩn đoán và điều trị

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm BV103

http://hahoangkiem.com/benh-than-kinh/benh-dong-kinh-chan-doan-va-dieu-tri-1485.html

1. Đại cương

1.1. Khái niệm về bệnh động kinh

Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não xảy ra thành cơn, do sự phóng điện đột ngột kịch phát và tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não. Đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

1.2. Dịch tễ động kinh

Tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng 0,5 - 0,7% dân số, tức là 500 - 700/100.000 dân. Tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20 - 70 người trong 100.000 dân. Tuy nhiên tỷ lệ trên có sự khác nhau giữa các nước và từng vùng trong một nước. Các nguyên nhân tử vong là do trạng thái động kinh, tự tử và tai nạn khi lên cơn.

- Lứa tuổi: đa số động kinh xảy ra ở trẻ em, khoảng 50% số bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi và đến 75% số người động kinh dưới 20 tuổi. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ bệnh động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên tỷ lệ động kinh lại tăng lên, tỷ lệ gặp khoảng 10 trong 100.000 người (P. Loiseau 1990).

- Giới: tỷ lệ động kinh ở nam và nữ tương đương nhau.

- Khoảng 10% đến 20% bệnh nhân động kinh có yếu tố gia đình (Cha, mẹ bị động kinh).

1.3. Cơ chế bệnh sinh cơn động kinh

- Cơn động kinh xảy do sự phóng điện kịch phát và tăng đồng bộ của các nơron ở não. Sự tăng kích thích các nơron ở não xảy ra do kết hợp hai yếu tố:

+ Ngưỡng co giật thấp (do yếu tố di truyền).

+ Những yếu tố bất thường gây động kinh (tổn thương ở não, rối loạn chuyển hoá, nhiễm độc,...).

- Hai cơ chế chính gây phóng điện kịch phát như sau:

+ Do sự tăng khử cực của màng các tế bào thần kinh: Ở các khu vực các "nơron động kinh" có sự tăng hoạt động giữa các mạng lưới đuôi gai của tế bào thần kinh và có các xung điện ngược chiều đi từ đuôi gai sang sợi trục về thân các nơron bên cạnh.

+ Do giảm hoạt động của chất GABA: Ức chế giải phóng chất GABA (gamma-amino-butyric-acide) là cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây nên cơn động kinh. GABA có tác dụng lên tế bào (cơ quan nhận GABA - A) ở vỏ não, tăng ngưỡng chịu kích thích của các nơron vỏ não, đồng thời kiểm soát tính thấm của tế bào với Cl-, Na+, K+, tăng phân cực màng A sẽ dẫn đến xuất hiện cơn động kinh.

1.4. Các nguyên nhân gây động kinh

- Có nhiều nguyên nhân động kinh tuỳ theo lứa tuổi:

+ Trẻ sơ sinh: Khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.

xàm xí LoliNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ