Lãng mạng, thanh thoát và đậm chất Ý.
Cốt truyện chỉ gói gọn trong mùa hè năm 1996 của chàng trai tên Elio. Chuyện tình lãng mạn giữa trai Ý và chàng sinh viên khảo cổ người Mỹ mới chuyển đến, đó là một câu truyện tình đậm chất lãng mạng, nhẹ nhàng và không quá đau buồn nhưng kỳ lạ là nó cứ thanh thoát, dịu dàng, cuốn hút trôi như một suối mướt rượt xuôi thẳng một mạch vào đầu bạn khiến cho đến kết phim dù chuyện tình họ không trọn vẹn, dù Oliver có cưới vợ, dù Elio có một chuyện tình mới hay cứ vậy thì trong bạn vẫn có cảm giác đủ đầy, nhẹ nhàng chứ không quá hụt hẫng. Có lẽ tại bởi ai cũng hạnh phúc, và riêng Elio cậu có khóc đó nhưng tôi tin chắc rằng đó là những giọt nước mắt vị tha, đó như một cơn gió dịu vào mù hạ, để rồi khi kết lại bằng cách Elio tự gọi tên mình và Oliver trả lời trong tiếng điện rè rè, trầm ấm rằng:
" Anh vẫn nhớ, nhớ tất cả về mùa hè năm ấy, về em."
Khép lại bằng giọt nước mắt pha lẫn trong nụ cười gượng thế là dủ đầy. Điểm sáng của phim chính là cách diễn của hai diễn chính- bộ đôi Armie Hammer và Timothée Chalamet. họ như một cặp tình nhân trong khi Armie thoáng đãng, sôi nổi và trưởng thành của thanh niên Mỹ, thì Chalamet lại bộc lộ hết những cảm xúc, rung động của chàng trai độ tuổi mười bảy- Elio.
Khác với những cậu trai thời giờ, Elio mang cho mình nét cuốn hút của Ý, của những nam thần trong thần thoại như cậu lại nổi loạn, lại tò mò với những cảm xúc mới rồi cậu cũng phân vân khi đứng giữa ngã ba tình yêu dị giới và đồng giới, để đối mặt với bản ngã của chính mình, bắt lấy tình yêu của chính mình, cậu không trốn tránh- cậu là người đồng giới. Phim đôi lúc im bật bởi những phân cảnh nội tâm, bởi sự đấu tranh với dục vọng của cậu bé Elio nhưng đôi khi phim cũng có những lúc không thoại chỉ nhạc và cảm xúc hòa quyện điều khiển chính cảm xúc của người xem để rồi vờ òa bởi niềm vui, chợt tắt với nỗi buồn hay bồn chồn chỉ bởi sự buâng khuâng của hai nhân vật chính. Còn nhớ phân cảnh họ như quyện vào nhau, Oliver thỏ thẻ vào tai của Elio:
-Call me by your name.. I call you by my mine..
Và họ hôn nhau. Nhẹ nhàng nhưng say đắm, cuồng nhiệt, đậm chất Ý.
Ngay cả khi họ chia nhau, tôi cũng thấy đó chỉ là những cảm nhẹ tênh khi Elio gọi mẹ rước về hay giọt nước mắt dâng trào của Elio khi nghe tin Oliver sắp cưới, có đau, có chụt não lòng nhưng thấp thoáng vẫn là nụ cười gượng khi sau lưng ai vẫn làm việc náy, chỉ có mình Elio đau.
Bộ phim còn là một lát cắt về cuộc sống của Ý vào những năm 1996, khi những chiếc quần cọc cùng áo sát nách, những chiếc kính râm, những chiếc xe đạp cổ mỏng manh và những cô gái tóc xoăn chạy trong nắng. Nứơc Ý như hiện lên sống động trong mỗi thước phim, gợi nhớ người về một thành Roman thơ mông, Bergamo sôi động hay những cửa hiệu, những câu lạc bộ cũng toát lên thời hoàng kim của dòng nhạc Disco.
Một điểm công là màu của bộ phim giống như thể một cuốn băng xưa những năm 200 mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ nơi đãi ở hàng băng đĩa cũ. Đó là một chút hoài niệm, tổng thể hòa hòa với cốt truyện và bối cảnh phim. Có lẽ hoài niệm là trào lưu và nếu "Tháng Năm Rực Rỡ" gợi cho tôi sự hoài niệm một thì khi xem những phân cảnh đầu bộ phim này sự hoài cổ lại tăng gấp bội bởi những sọc vằn, bởi ám màu cổ xưa, bởi thời trang và tất cả gần như tương tự Việt Nam vào chính năm 2000.
Call me by your name có lẽ một bộ phim khá hay đối với những bạn nữ thích sự nhẹ nhàng, thích những cảnh lãng mạng và mạch phim chậm rãi, từ tốn, dẫn dắt từng chút một nhưng lại khá không hợp với những ai thích thể loại phim kịch, nhanh nhưng xin hãy cứ xem phim để đâu đó ta tìm thấy hương hoài cổ của đường phố Việt Nam xưa qua một xứ Ý khác lạ hay tìm một chút lãng mạng, nhẹ nhàng của tình yêu còn đang thiếu hụt trong cuộc đời ta.