(PHIM) PARASITE

37 0 0
                                    

Ký sinh mang mồng mấu bệnh tật hay những vấn đề nhức nhói của xã hội được phơi bày.

Ký Sinh Trùng đang là bộ phim rất hot của đạo diễn Bong Joon Ho. Bộ phim đã đem đến cho nền điện ảnh giải cành cọ vàng đầu tiên và chắc chắn không phải tự nhiền bộ phim lại thành công đến như vậy. Điều thành công lớ nhất của bộ phim chính là việc khắc họa rõ nét về một khoảng cách lớn giữa giai cấp giàu và nghèo ờ Hàn Quốc. Nơi mà người giàu chính là vật chủ còn người nghèo lại như những con vi trùng ký sinh đeo bám họ để tìm nguồn sống, tìm nguồn hi vọng. Và những con vi khuẩn đó cũng buộc phải tranh giành vật chủ với nhau để tìm sự sống cuối cùng chính điều đó cũng vô tình gây hại cho cả vật chủ và vật ký sinh. Chính bởi thế mà Ký Sinh Trùng ngay tên cũng đã thể hiện được nội dung cốt lõi của toàn bộ bộ phim rồi, nhưng bên cạnh phản ánh sự phân biệt giữa giàu nghèo trong xã hội, Bong Joon Ho còn cài cắm những vấn đề khác trong xã hội mà chúng ta có thể đã bỏ qua.

Đầu tiên có lẽ đó chính là sự vô cảm đến lạnh lùng trong xã hội. Người giàu họ coi người nghèo là những món hàng có thể mua bán được, họ không tiếc tiền khi có thể dung tiền và quyền lực để đổi món hàng ấy thành một món hàng khác đẹp hơn và tốt hơn. Chúng ta nhớ có phân đoạn khi bà quản gia cũ tên Moon- Kwang bị đuổi vệc, ông Park đã thể hiện một chút quyến luyến để rồi ông bảo ông có thể thuê người khác chỉ cần tiền. Một xã hội mà đồng tiền có thể đổi lấy tất cả mọi thứ kể cả con người, một xã hội mà đồng tiền khiến ngưới ta chạy theo nó, đuổi theo nó để có đươc nó để rồi vô cảm đến đáng sợ, cái xã hội buộc ai cũng phải hấp tấp chơi trò bắt rựợt với đồng tiền. Cũng chính vì trong xã hội mà đồng tiền là thứ chính như thế mà người nghèo cũng trở nên vô cảm, họ vô cảm bời họ buộc phải chạy, họ buộc phải cạnh tranh với những người khác để có tiền, có nguồn sống. Như khi gia đình ông Kim và hai vợ chồng bà Moon- Kwang gặp nhau họ buộc phải cạnh tranh để tranh giành sự sống dù sau đó long tốt vẫn còn le lói khi bà Choong- Sok kêu con gái Ki- Jeong đem chút gì cho gia đình kia ăn nhưng do bà Park kêu lại nên vận không thể đem đồ ăn xuống cho họ giống việc đôi khi ta chạy theo công việc nên rốt cuộc ta quên đi lòng tốt của mình. Hay như bà Moon- Kwang khen Choong- Sok là một người rất tốt trước khi ngất cho thấy cả chính bà cũng vẫn chỉ muốn sống một cuộc sống ký sinh, một cuộc sống dựa dẫm vào người giàu để có thể có một cuộc sống ổn định mặc kệ cho có đau khổ, nhục nhã thế nào. Người nghèo họ có thể làm tất cả vì tiền, họ bị người giàu dắt mũi cũng vì tiền. Người giàu họ cũng làm mọi thứ để có tiền và họ cũng bị đồng tiền dắt mũi chỉ khác là họ sử dụng đồng tiền để có thể mua lại người nghèo. Và cũng nhờ giàu có, nhiều tiền mà người nghèo luôn tốt bụng. Đó là sự tốt bụng xảo trá, sự tốt bụng của kẻ lắm tiền. Sự tốt bụng ấy như vừa muốn khoe khoang rằng mình giàu cũng vừa ban phát lòng tốt của mình cho người khác, cũng như thể bà Choong- Sok nếu bà giàu bà có thể tốt gấp trăm lần. Vậy suy cho cùng con người chỉ tốt bụng khi chúng ta không thiếu thốn về tiền bạc và có dư tiền giúp đỡ mọi người. Như khi Ki-Jeong bị đâm nhưng ông Park vẫn chỉ lo cho Da-Song- người ocn trai ông quý nhất bị ngất xỉu. Hay như cái cách ông Ki-Teak nói xấu bà Moon-Kwang với bà Park chỉ đề cho bà Choong- Sok vào làm quản gia cũng như cách những người làm công hiện tại, dù ai cũng cố dìm người khác chỉ để giành quyền lợi cho mình dù trước mình tỏ ra vô cùng thân thiện và vô hại. Sự vô cảm đó cũng được thể hiện rõ nét trên chiếc poster của phim khi mọi nhâ vật đều bị che mắt để không nhìn thấy rõ đúng sai thật giả như trong phim thật ra tất cả nhân vật dù người giàu hay nghèo đều bị tiền che mắt, cố gắng tìm kiếm sự sống cho mình không từ thủ đoạn bởi họ là những sinh vật đơn bào yếu ớt và có thể chết khi không có chất dinh dưỡng từ tiền, từ nguồn sống.

REVIEW BY TRĨNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ