BÔ PHIM U BUỒN TRÊN NHỮNG BÀI CA ĐIÊN DẠI.
Cabaret là một bộ phim được chuyển thể từ vở nhạc kịch cùng tên, dựa trên tập truyện ngắn "Từ Biệt Berlin" của nhà văn Christopher Isherwood. Bộ phim là một bức tranh u sầu, buồn bã trên cái xác hoang tàn của những điệu jazz điên dại, trên đôi chân của những vũ công, những ả điếm ở quán rượu Kit Kat, trên những lời bài hát giễu đời, những màn độc thoại chọc cười thiên hạ của gã EMCEE của Kit Kat Klub. Tất cả những tưởng vui tươi ở một chốn ăn chơi náo nhiệt, tưởng rực rỡ với những ánh đèn mau nhấp nháy, tưởng thật hài hước với những bài ca tự giễu hóa ra lại tâm tối vô cùng, ảm đạm và đang dần tàn vong. Những con người trong Kit Kat Klub vẫn hát, vẫn sinh hoạt, vẫn vui vẻ như những ngày thướng nhưng họ biết họ đang chờ- chờ một cuộc chiến đang dần bùng nổ, chờ án tử đang dần hạ màn và rồi hạ màn.
Màn nhung khép lại, bài ca tạm biệt vang lên tiếc nuối, người EMCEE ngập ngừng hát bài ca giã biệt để rồi khi bước vào trong bức màn nhung máy quay lia Sang những hình ảnh đoàn quân của Đức Quốc Xã ẩn hiên qua lớp kính màu hổ phách phía sau cánh gà. Theo như mình biết ở trên sân khấu Broadway khi người EMCEE ca xong bài hát, anh ấy sẽ cởi chiếc áo khoát ngoài để lộ lớp áo tù nhân và rồi anh ta chạy trốn sau bức màn như chạy trốn khỏi thực tại, để lại trên sân khấu một dãy ánh sáng- báo hiệu kết cục về cái chết của toàn bộ quán rượu, sự hoành thành của nạn diệt chủng lớn nhất thế kỉ, tiêu diệt người Do Thái và những người Đồng Tính- trừ cô ca sĩ Sally bởi cô là người ngoại quốc duy nhất ở Kit Kat Klub. Dù cái kết trong phim chỉ ngầm dự báo cho sự xuất hiện của Đức Quốc Xã đã tràn đến Kit Kat nhưng nó vẫn khá ám ảnh bởi diễn xuất của Joel Grey- người thủ vai EMCEE ở cả hai phiên bản nhạc kịch và điện ảnh. Phải nói EMCEE chỉ là một nhân vật phụ, một người dẫn dắt câu truyện nhưng qua cách Joel Gray thổi hồn vào nhân vật thì EMCEE như trở thành một linh hồn của bộ phim bên cạnh hai nhân vật chính mà mình sẽ nói ở phía sau. Sự xuất hiện của EMCEE như một tiếng nói giễu cợt của thời cuộc, khi những lời thoại của ông là những nụ cười vô cùng đắng cay về cuộc sống thời đại. Nơi con người bị đồng tiền làm thoái hòa, chạy không biết mệt theo sức mạnh đồng tiền. Nơi con người trở nên suy đồi với rươu chè, tình dục và những lời giễu cợt để quên đi tương lai tăm tối phía trước, quên đi thời kỳ khủng hoảng đang hoành thành khắp nước Dức những nắm đó. Nơi mà dần những người do thái bị khinh miệt, trở nên mặc cảm và trốn tránh mình, tự giễu cợt cả nguồn gốc của chính mình. Và qua những lời bài hát của EMCEE, qua lối diễn xuất của Joel Gray ta thấy nhân vật EMCEE không phải là một nhân vật gây hài, ông ấy là một nhân vật đáng thương, dù chả có một lời thoại nào cho kể về hoàn cảnh của mình nhưng ta vẫn biết ông ấy là người đồng tính và qua ánh mắt, qua dòng hồi tưởng cuối phim của EMCEE mình chắc khán giả cũng ngầm hiểu số phận của ông và những con người trong Kit Kat Klub- đó có là lời giã từ cuối cùng đến họ, những nạn nhân trong cuộc diệt chủng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Ngoài vẽ ra một bức tranh quán rượu Kit Kat Klub sôi động, như một thế giới ảo mà mọi người có thể cười vui, giễu cợt thế giới ngoài kia đang lầm than, khủng hoảng thì Cabaret còn là hai câu chuyện tình yêu song song nhau, đối nghịch nhau nhưng lại hòa vào nhau vẽ nên một Berlin khó khăn và cực đoan dân. Câu chuyện tình yêu chính xuyên suốt phim là một câu chuyện tình kỳ lạ. Sally, là một cô ca sĩ hát ở Kit Kat Klub, cô là một cô gái có lối sống phóng túng, cuộc sống của cô chỉ xoay quanh những ly voldka, wisky rẻ tiền cùng với cặp kè với những gã khách ở quán rươu nơi mình làm để mơ giấc mộng thành minh tinh. Cuộc sống của cô buông thả, thực dụng và vô dụng giữa xứ Berlin thời kỳ suy thoái. Trái với Sally, Brian là giáo sư ở Cambridge đến Berlin để tìm cảm hứng viết cho cuốn tiểu thuyết của mình. Họ gặp nhau, thành bạn và rối thành tình nhân. Chậm rãi không vội vàng, chóng vánh. Họ yêu nhau đủ để Brian tin tưởng Sally dù cô có cặp kè với ai đi nữa thì trái tim cô vẫn cứ bên anh. Họ yêu nhau kì lạ bởi tình yêu của họ bị cuộc sống và đồng tiền làm bóp méo trở nên thật khốn nạn đến nỗi họ dám chia sẻ tình yêu mình cho một gã lắm tiền. Cả ba bọn họ là mối quan hệ cặp ba, nhưng Sally và Brian đều biết họ làm thế chỉ vì muốn tiền. Tiền, tiền và tiền. Tiền khiến Sally trở nên điên rồ, tiền khiến cô sẵn sàng hi sinh mọi thứ của mình để chạy theo nó, kể cả tình yêu, kể cả đứa con ruột thịt của chính mình. Dù Brian luôn mở lòng với cô nhưng vì tiền, vì danh vọng, vì ước mơ huyền ảo trở thành một minh tinh mà cô bất chấp mọi thứ. Cô làm mình nhớ đến Roxie Hart trong Chicago cũng vì danh vọng mà bất chấp mọi thứ, trùng hợp thay cả hai vở nhạc kịch đều ra đời ở thế kỷ 20, đều dùng chất liệu am nhạc Jazz cùng những lời kể sắc bén đễ vạch trần xã hội tư bản.
Câu chuyện tình yêu thứ hai trong Cabaret thì lại nhẹ nhàng và thuần khiết hơn. Tuy nhiên nó cũng vạch trần nạn tẩy chay người Do Thái đã bắt đầu tràn về BerLin cùng với hoàn cảnh của những thanh niên thời đó. Khi Fritz- một thanh niên hèn nhát đang đứng trước tuyệt vọng khi không có tiền bạc, cũng như địa vị trong xã hội, lối thoát duy nhất giúp anh ta là lấy một người vợ giàu có và bám váy vợ của mình. Tình cờ thông qua Brian anh gặp được Natalia- một thiếu nữ người Do Thái giàu có. Họ tìm hiểu nhau nhưng không hợp. Nhờ sự giúp đỡ của Sally và Brian mà Fritz đã lấy được lòng của Natalia và anh cũng nhận ra mình đã yêu nàng từ khi nào. Nhưng không may làn sóng Nazi ngày càng dữ dội và lan rộng khiến Người Do Thái bị tẩy chay trong đó có gia đình Natalia, chuyện tình yêu của họ tưởng chừng như tan vỡ nhưng từ đây ta biết rằng Frizt hóa ra không phải đạo Công Giáo vì anh ta sợ bị tẩy chay, bị phân biệt mà đã khai khống nguôn gốc của mình, lo mình sẽ vướng phải những rắc rối khi ở đất nước Đức thời kì này. Rốt cuộc với tình yêu của mình Fritz đã dám đối diên với nguồn gốc của mình, anh lại nhà Natalia và hai người kết hôn ngay trong tối hôm ấy trước sự chứng kiến của gia đình Natalia, Sally cùng Brian. Đám cưới cũng là kết thúc đẹp cho chuyện tình của họ, nhưng sau đó họ sẽ ra sao? Chứng kiến đám cưới của Frizt và Natalia cũng khiến Brian trăn trở cho cuộc sống của mình và Sally một cuộc sống vô định, bấp bênh, và mịu mù trong khi cơn bão Đức Quốc Xã đã tràn về trên mọi lối đi.
Cabaret là một vở bi hài kịch của cuộc đời khi từ những câu truyện ngắn của "Từ Biệt Berlin". Bộ phim đã đan kết thanh một câu truyện ngột ngạt, u sầu trên điệu jazz, trên những vũ điệu và nụ cười. Để rồi phần bi thảm nhất lại được tinh tế giấu đi nhưng ai cũng có thể cảm nhận được, cảm nhận qua những người cộng sản bị đánh đến chết trong quán bar đan xen là cảnh hai nữ đô vật vật nhau trên sàn xoay quanh là tiếng hò hét, tiếng cười giòn giã của đám đông, cảm nhận không khí ngột ngạt qua bài hát của Đức Quốc Xã được hát vang trên phố, những đám đông người Đức tụ tập ủng hộ quân Hitler và những nụ cười sẽ sớm tắt vào một ngày mai và cảm nhận rõ ràng nhất được sự hiện diện của Đức Quốc Xã trong bóng hình phản chiếu cuối phim cùng những gương mặt mệt mỏi của những con người ở quán bar. Để từ đó ta thấy Cabaret đã tinh tế đến thế nào khi , trong phim hầu hết rấ ít cảnh tình dục, rất ít những cảnh u sầu nhưng thông qua âm nhạc trong phim ta hiểu được họ đang sống thế nào. Họ đang sống bức bối, họ đang sống buông lỏng, họ đang giễu cợt, đang tự trào về cuộc sống của mình, về thời cuộc hiện tại để lấy niềm vui trong phút chốc. Sự tinh tế ấy còn toát ra ở những cảnh phim thực tế và trong quán bar vui tươi, hồ hởi đan xen lồng vào nhau như kể một câu truyện bi hài mà không hề gượng ép, tại một nơi ăn chơi có ánh sáng, có âm nhạc, có tiếng cười, có những vũ điệu và sự thật khốc liệt ngoài quán rượu khiến ta cũng như thấm từng câu hát. Trong Cabaret hầu như không có một bà hát buồn. Đó là những điệu jazz điên dại nhưng u sầu, buông xuôi.Đó là những nụ cười giòn giã nhưng ẩn sâu bên trong là một thực tế khốc liệt, phũ phàng. Đó cũng là những tình yêu điên rồ, những danh vọng hư ảo và những đồng tiền trên cao bắt con người điên cuồng chụp với. Trong ánh sáng mờ ảo. " Cuộc sống là một quán rượu, hỡi bạn già" . Thế nên cứ uống cho say. Quay cuồng. Điên dại. Vui vẻ. Rồi rời đi. Quên đời. Khi người chủ trì nói lời giã biệt. Bức màn nhung khép. Cuộc sống cũng như tạm dừng.