Trong những năm vừa rồi trên Netflix có rất nhiều bộ Teen series rất thành công nhưng hầu hết luôn được áp dụng theo những công thức chung quen thuộc là nhưng cô, cậu bé tuổi vị thành niên “đặc biệt”. “Đặc Biệt” không phải vì gia thế khủng, không phải vi họ nổi tiếng mà vì họ bình thường nhưng ẩn sâu trong họ luôn có những sự nổi loạn, những sự dở ương và những nỗi đau, những rắc rối mà cái tuổi thiếu niên ai cũng cũng từng gặp phải. Nhưng mình tự hỏi khán giả có bắt đầu trở nên nhàm chán với những motif như vậy không, khi phìm nào cũng khai thác về tình yêu tuổi teen, về nhưng rắc rối học đường hay những cú sock tâm lý mà nhân vât chính trải qua,.. Cá nhân mình, mình đã bắt đầu chán đôi chút khi xem I’m not okay with this thế nên khi bắt đầu xem Never Have I Ever mình đã hơi thất vọng vì mở đầu khá giống các motif Teen series hiện tại nhưng mình đã nhầm, chỉ khi thưởng thức trọn vẹn bộ phim mình mới hiểu tại sao bộ phim lại được đánh giá cao đến như vậy.
Never Have I Ever có lẽ không phải là một bộ phim Teen thường thấy khi những vấn đề nó đề cập vượt xa những vấn đề học đường, tình yêu và bạn bè. Đó là bản sắc dân tộc. Thật khó khăn để giữa bản sắc dân tộc trên một đất nước xa lạ, tự do và bị hòa trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau như Mỹ. Chúng ta có Devi Vishwakumar cô gái Ấn Độ 15 tuổi vừa trải qua cú sock lớn trong cuộc đời mình và cô muốn bắt đầu cuộc sống mới bình thường như bao người trẻ trên đất Mỹ khác. Nhưng điều đó là vô cùng khó bởi một lý do duy nhất cô là người Ấn, tâm lý bất ổn và từng bị liệt. Suốt 10 tập phim là cuộc hành trình đi tìm kiếm sự khác biệt của của Devi bằng những hành động bốc đồng, sốc nổi của tuồi trẻ cùng với đó là sự đầu tranh của cô với những nổi đau trong quá khứ, để rồi cố gắng vượt qua chúng mà trường thành.
Yếu tố trên vô cùng bình thường với một Teen Series, điều làm sự nên khác biệt của phim là đã lồng ghép các bản sắc văn hóa của Ấn Độ trên đất Mỹ và tôn nó lên, cho ta biết rằng nó tồn tại cũng như sự xuất hiện của các nhân vật mang dòng máu Châu Á, da màu khác để xóa đi những nhãn mác từ lâu đã được đính trên phim ảnh rằng họ đều là những con người được khác họa bằng hình ảnh mọt sách, thông mình, cứng nhắc và vô cùng mờ nhạt. Nhưng Have Never I Ever lại đi sâu vào thế giới của họ, bộ phim dù rằng xoanh quanh Devi nhưng vẫn cho mỗi người bạn của cô một góc riêng để thể hiên con người của họ từ mẹ của Devi, Kamila, Eleanor đến Fabiola, Ben Gross hay Paxton đều có đủ thời đất diễn để thể hiện con người mình. Thậm chí các nhà làm phim còn ưu ái hơn cho Ben Gross- một bản sao đối lập và hoàn hảo hơn Devi khi cho cậu một tập riêng để thể hiên được hết cá tính của mình. Từ đò phim giúp phim mang đậm một màu sắc riêng mà mình không thể diễn tả vì có thể bạn sẽ thấy nó vô cùng Ấn Độ, với Sari, những lễ hội, những món ăn đặc trưng nhưng với mình thì bộ phim còn là sự pha trộn khác nhau của nhiêu dân tộc trên đất Mỹ,bởi thế mà người xem không hề khó chịu vì nó vẫn mang một tính ‘Mỹ” vô cùng. Thoải mài, phóng khoáng, hài hước, cũng nổi loạn, điên rồ. Nhưng cũng chính vì thế mà phim tạo ra những mâu thuẫn về cách sống, về bản sắc và thế hệ trong gia đình, nhất là những gia đình nước ngoài ở trên đất nước tự do này, cụ thể chính là gia đình của Devi.
Ngay từ dầu phim ta đã thấy sự mâu thuẫn được vẽ ra rõ ràng giữa Devi và mẹ của cô. Một người trẻ muốn sống bình thường như những người trẻ trên đất Mỹ, muốn được đối xử công bằng, không bị thương hai hay phân biệt bởi vì là người gốc Ấn lúc nào cũng mang mác tri thức siêng năng, vì nỗi đau của quá khứ, vì từng đi xe lăn hay vì vô thần. Còn mẹ cô lại là một người phụ nữ Ấn Độ chính hiệu, luôn muốn giữ những nét văn hóa, bản sắc của dân tộc mỉnh, luôn cố gắng tỏ ra mình ổn và luôn thương con theo kiểu rất “ thương cho roi, cho vọt” hà khắc với con gái mình quá mức. Điếu đó làm cho tình mẹ con giữa hai người ngày càng trở nên căng thẳng khi không ai chịu nhường ai, ai cũng có cái tôi riêng của mình, ai cũng chịu tổn thương và xủ lông bảo vệ mình. Ai cũng bị tổn thương bởi ký ức và như Devi bà cố gáng là mọi việc để cuộc sống mình tốt, nhưng điều đó chỉ là bà tê đi và mâu thuẫn giữa bà với con gái càng tệ đi. Ngoài mẹ của Devi, còn một thế hệ nữa trong ngôi nhà đó là Kamila- chị họ của cô, cô gái luôn bị mâu thuẫn giữa việc lầ một hình mẫu người phụ nữ Ấn hoàn hảo và là một người Mỹ được làm những gì mình thích. Cô có thể hoàn hảo trong mắt mọi người, bởi xinh đẹp, giỏi giang và là một người phụ nữ Ấn điển hình trên đất Mỹ, cưới một người chồng được định sẵn, là một người vợ đảm đang và không thể hiện được cái tôi của mình, suốt đời phải sống với sự giả lả của nhưng định kiến cỗ hủ trong nền văn hóa Ân Độ Dù mâu thuẫn của những khoảng cách củ những thế hệ chỉ mới phần nào được tháo gỡ, nhưng mình vô cùng thich cảnh cuối khi ba người phụ nữ gốc Ấn ở ba thế hê khác nhau cùng nhau rải tro cốt người đã khuất đi về nguồn cội. Trong Tín Nguỡng điều đó tượng trưng cho sự buông bỏ, sự an yên không muộn phiền trong lòng, cũng là lời từ giã tốt đẹp nhất với người không còn nữa, lời tử giã với nụ cười trên môi không đau buồn, hơn giận. Và dù họ có hiểu nhau hay không thì mìh tin họ cũng đã buông bỏ những nỗi đau khổ của ký ức, hạnh phúc với nhau ở giây phút đó và cùng nhau gìn giữ những bản sắc văn hóa của đất nước mình trên một đất nước xa lạ.
Bộ phim là một sự trân trọng từng bản nắc của từng nền văn hóa khác nhau trên đất Mỹ, đó không chỉ quảng bá cho những bản sắc riêng của một dân tộc mà còn là sự gìn giữa những bản văn hóa đó đừng để bị mai một, bị bão hòa giữa nhịp sống hiện đại, đặc biệt là một đất nước đa sác tộc như Mỹ. Never Have I Ever cũng giống như là những bộ phim Teen thông thưởng, nhưng có lẽ chinh vì những yếu tố tôn vinh văn hóa, ssắc tộc, cùng với việc cố gắng gỡ bỏ những nhãn mác về người da màu trên điện ảnh chính là điều làm nó trở nên đặc biệt và hấp dẫn, cũng như nhận được nhiều đánh giá cao từ người xem.