Vì cả thầy Tuấn và Tùng Bách đều đã uống chút rượu nên phải thuê người lái hộ. Lúc lên xe thầy cố ý không ngồi ở ghế phụ lái mà đợi vợ con lên xe rồi mình cũng vào ngồi cùng băng ghế sau. An Thư mới bị đòn đau, em đương nhiên nhát bố, không dám ngồi gần mà nép hẳn sang phía bên mẹ. Cô An thấy con vẫn mân mê chà hai lòng bàn tay liền khẽ hỏi:
"Em vẫn đau lắm à? Để mẹ xem nào"
An Thư chỉ khẽ gật đầu, để yên cho hơi ấm của mẹ xoa dịu cái đau, bên tai nghe lời mẹ vỗ về: "Không sao hết...không sao hết...về mẹ lấy túi chườm cho em nha". Thầy Tuấn ngời bên cành, vờ lơ đãng nhìn ra ngoài cửa kính ngắm thành phố nhưng thật ra nhất cử nhất động của cả hai mẹ con đều lọt vào trong tầm mắt. Ánh đèn vàng lung linh hắt qua cửa kính ô tô, chiếu rọi rõ nỗi ưu phiền của một ông bố lo lắng vì con còn quá nhỏ dại.
Ba mẹ con lên nhà trước, thầy Tuấn sau khi cùng người lái hộ xuống hầm đỗ xe, nhận lại chìa khóa xong xuôi thì mới trở lên.
"Bố ạ" - Tùng Bách vừa bước ra từ phòng em thì gặp bố vừa về.
"Ừ, con đang làm gì đấy? Mẹ với em đâu rồi?"
"Con vừa vào phòng đưa túi chườm cho em ạ. Mẹ cũng ở trong phòng với em. Thư đòi mẹ ngủ cùng nên mẹ đang dỗ em ngủ"
"Ừ thế được rồi. Tùng Bách có buồn ngủ chưa? Hay nói chuyện với bố một lúc?"
"Vâng ạ, con cũng muốn nói chuyện với bố"
* * *
"Mẹ ơi tay con đau lắm..." - An Thư tỉ tê khóc trong vòng tay của mẹ.
"Ơi mẹ đây, mẹ biết..." - cô An hôn lên mái tóc đen mềm của con, dịu dàng dỗ - "Một lát nữa là hết đau thôi, em đừng khóc nữa, em khóc mẹ xót lắm..."
"Con không có cố ý đâu mẹ ơi. Là con lỡ tay mà, con không biết tại sao lại như vậy..."
"Mẹ biết...mẹ biết...em Thư đương nhiên không cố tình làm đau người khác, mẹ biết chứ. Nhưng cái sai ở đây là em không vâng lời khuyên ngăn của người lớn. Mình còn nhỏ, đúng không, có rất nhiều chuyện mình không biết được, bố mẹ anh chị không muốn mình làm sai nên mới răn đe dạy dỗ mình. Em nên biết lắng nghe, biết nhìn nhận, không phải cứ khăng khăng theo ý mình được, bởi hậu quả rất khôn lường, em hiểu không?"
"Con lỡ...lúc đó con chỉ thấy vui thôi..."
"Đúng rồi, em thấy không, có những niềm vui nhất thời nhưng ẩn chứa nhiều hệ lụy. Em lúc đó chỉ thấy lửa tí tách thì vui nhưng em quên rằng nó tiềm ẩn nguy cơ làm hại đến những người khác. Mình nghe lời dạy bảo, mình hành động cẩn thận không chỉ vì những người xung quanh mà còn là vì chính bản thân mình nữa mà. Giả dụ hôm nay lửa bùng về phía em Thư thì làm sao? Bố mẹ đương nhiên đâu thể đứng nhìn rồi nói là em tự làm tự chịu được. Em mà bị thương thì bố mẹ đau lòng lắm, em có biết không.
"...."
"Sau lần này em phải rút kinh nghiệm và nghiêm túc sửa đổi, nhé? Nếu em không hiểu vì sao mình không được phép làm như vậy thì phải hỏi cho rõ chứ đừng im lặng khăng khăng theo ý mình. Anh Bách không giải thích được thì có bố, bố mắng thì vẫn có mẹ đây, không việc gì phải sợ, nhớ chưa? Mẹ biết ở tuổi của em có rất nhiều câu hỏi, lại ham muốn tự mình khám phá, nhưng cũng giống như mọi đồ vật đều có hướng dẫn sự dụng vậy đó, em cũng cần được nhận sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm, có như vậy mới giảm thiểu được rủ ro hay đau thương. Không phải lần nào cũng may mắn như lần này, cũng không phải việc gì cũng có cơ hội làm lại, nha em Thư?"
BẠN ĐANG ĐỌC
[Huấn văn] Nhà mình đây rồi, bé con!
KurzgeschichtenTổng hợp những câu chuyện nhỏ về gia đình của An Thư, có vui, có buồn, có sủng, có huấn. Hy vọng thông qua những câu chuyện này các bạn có thể tìm thấy một phần tuổi thơ của mình trong đó, sẽ càng yêu thêm gia đình nơi mình sinh ra và lớn lên. *Truy...