"Bố ơi tí nữa đi lỡ muộn mất thì sao ạ. Mẹ ơi mẹ sắp xong chưa mình đi thôi ạ"
An Thư gấp gáp lấp liếm vụ kiểm tra btvn. Bác dâu thấy cháu mong đi chơi, ngỏ ý bảo cô An để đó bác làm nốt cho nhưng mẹ An Thư từ chối, bảo là để chồng xem bài vở của con xong là vừa. An Thư mất đi cái phao cứu sinh liền lúng túng như gà mắc tóc, ánh mắt vẫn trông chờ mẹ không thôi. Thầy Tuấn đến đây là biết rõ chắc chắn có vấn đề gì rồi, không nói thêm gì nữa liền nắm tay dắt con vào phòng.
Bước vào phòng nhìn cặp sách của An Thư vẫn ở nguyên dưới chân bàn thầy Tuấn lập tức biết luôn rằng bé con hôm nay mải chơi nên chểnh mảng rồi. Thầy vẫn giả vờ như không, cho con gái cơ hội tự trình bày:"An Thư lấy vở toán ra bố xem có gì không hiểu không nào"
An Thư không dám nhìn thẳng bố, sợ đến chảy mồ hôi, bước từng bước chậm chạp đến bên bàn học lấy tập vở ra để trước mặt. Thầy Tuấn biết là con làm sai nên con sợ nhưng vẫn hài lòng vì con không có ý định giấu giếm. Thầy từ tốn kéo ghế ngồi xuống bên An Thư:"Mở ra bố xem nào".
An Thư hai bàn tay đan chặt vào nhau lúng túng và lo sợ. Em thật sự không biết bây giờ nên làm như thế nào, em thầm trách bản thân, em ước gì có thể lên cỗ máy thời gian tua ngược lại vài tiếng trước thôi để em hoàn thành bài tập, em...
* * *
Ở phòng bếp lúc này cô An đã rửa chén xong, vốn dĩ định vào phòng gọi hai bố con nhưng bà nội vừa mang trái cây từ nhà trên xuống bảo là muốn ăn lê. Thiết nghĩ rằng chắc hai bố con chưa xong việc, bởi xong thì thể nào An Thư cũng gọi í ới mẹ ơi mẹ à rồi, cô An vui vẻ ngồi xuống gọt hoa quả, trò chuyện thêm với mẹ chồng. Khung cảnh phòng bếp lúc này thật gượng gạo khi mà mẹ thầy Tuấn, chị dâu thầy Tuấn, vợ thầy Tuấn và cả "tình đầu thanh mai trúc mã" của thầy Tuấn cùng ngồi trên một bàn ăn - cô An dù có thi được bằng giáo sư tâm lý học cũng chưa chắc hóa giải được sự ngượng ngùng này.
Đúng vậy, dì Liên kia là "thanh mãi trúc mã" với thầy Tuấn. Nhà dì ấy ở ngay bên hông chợ, trên con đường ngày xưa thầy Tuấn đi đến trường tiểu học. Dì Liên học đến hết lớp 9 thì nghỉ ngang về phụ bố mẹ buôn bán còn thầy Tuấn tiếp tục thi lên trường chuyên ở dưới thị xã, tiếp đó lại đậu đại học ở Hà Nội, học vấn càng cao thì đường đi càng nhiều, hai người từ bạn cùng trường trở nên là bạn xã giao vài ba câu thăm hỏi là hết chuyện. Còn hai chữ "tình đầu" kia cũng chỉ là trò đùa của lũ bạn trong xóm, nói chính xác hơn là dì Liên đơn phương hỵ vọng. Thầy Tuấn 32 tuổi mới lấy vợ, dì Liên dù đơn phương nhưng cũng đâu thể làm "gái già" ở vùng quê ngày đó còn nhiều định kiến. Tội nghiệp thay một người đàn bà số khổ, ngày thầy Tuấn dẫn cô An về đám cưới với họ hàng bên nội cũng là ngày dì mãn tang người chồng đầu chết vì nghiện rượu. Sau đó vài năm dì Liên đi bước nữa nhưng ông chồng này cờ bạc nợ nần rồi ôm hết tiền bỏ xứ mà đi. Một người đàn bà sinh ra gia cảnh nghèo khó, lớn lên ít được học hành, thành gia lập thất cũng đủ đường gian truân, một nách cắp 3 con, nay chỉ biết bám víu vào những kí ức tuổi thơ tươi đẹp rồi trở nên cay nghiệt đổ thừa cho người vợ của người con trai năm ấy mình đem lòng đơn phương vì cho rằng họ phá nát đời mình. Chính vì những lẽ đó mà mỗi lần cô An về quê chồng đều khó tránh khỏi vài đợt "phong ba" do người đàn bà này gây nên.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Huấn văn] Nhà mình đây rồi, bé con!
NouvellesTổng hợp những câu chuyện nhỏ về gia đình của An Thư, có vui, có buồn, có sủng, có huấn. Hy vọng thông qua những câu chuyện này các bạn có thể tìm thấy một phần tuổi thơ của mình trong đó, sẽ càng yêu thêm gia đình nơi mình sinh ra và lớn lên. *Truy...