Chương 910: Hai năm ẩn náu, đại thế thiên hạ (1)

72 9 0
                                    


Ngoài miệng nói rằng chuyện bé xé ra to nhưng trong lòng thầm đắc ý.

Khương Bồng Cơ nói: "Theo huynh nói thì học sinh, văn sĩ vào Kim Lân Các ai cũng đều không dám mắng ta?"

"Người sống có một khuôn mặt, cây sống có một lớp da, không phải ai cũng vô sĩ như đám người kia." Phong Chân cười gian nói: "Sĩ tử trong thiên hạ nhận ơn huệ của chủ công, đương nhiên không tiện quở mắng ngài. Chỉ cần ngài không làm ra chuyện khiến người người oán trách, danh tiếng hẳn là không có gì đáng ngại."

Thành lập Kim Lân Các, ban ơn cho sĩ tử trong thiên hạ, những người đọc sách kia phàm là còn để ý tới thể diện thì sẽ không to gan trở mặt với Khương Bồng Cơ.

Khương Bồng Cơ xoa cằm, cô cảm thấy lời này của Phong Chân cũng có lý. "Nếu đã ban ơn, vậy thì ban ơn tới cùng đi." 

Phong Chân kinh ngạc: "Chủ công lại nghĩ ra biện pháp gì?" 

Khương Bồng Cơ lấy ra một quyển sách từ trong tay áo, Phong Chân nhận lấy nhìn, bìa ngoài viết bảy chữ chỉnh tề "Từ điển vần thư* của Đại Hạ"

* Từ điển vần thư: Dùng để khi làm thơ, gieo vần thì dùng từ điển đồng âm, đồng vần

Phong Chân xem xong thì cười khổ: "Đều là người lớn rồi, đâu cần xem "Từ điển vần thư của Đại Hạ? Chủ công giữ lại đi." 

Cái gọi là "Từ điển vần thư của Đại Hạ", nói trắng ra chính là pinyin phiên bản cổ đại, giống với "Thiết vận" và "Quảng vận"* mà người xem trong kênh livestream biết rõ

* "Thiết vận" và "Quảng vận": là hai loại âm vận (chỉ thanh, vận, điệu trong chữ Hán)

Người sáng lập "Từ điển vần thư của Đại Hạ" chính là Hoàng Phủ Thừa tướng tiền triều. Chú âm* của "Từ điển vần thư của Đại Hạ" chia làm trực âm và phiên thiết**, trực âm chính là dùng từ đồng âm cho từ chú âm, phiên thiết chính là dùng hai chữ thường dùng để chú ấm cho một chữ. Tỷ như "Khảng", trực âm chính là "Khang" đồng âm với nhau, phiên thiết chính là "Khả" "Ngang".

* Chú âm là một loại chữ viết dùng để ký hiệu cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc.

** Phiên thiết là một cách chú ấm cổ của tiếng Hàn.

Nhờ phúc của quyển "Từ điển vần thư của Đại Hạ" này, sau khi triều đình Đại Hạ phân tách, quan thoại của ngũ quốc mới có thể thống nhất. Nếu không thì trời Nam đất Bắc mỗi nơi đều có tiếng địa phương của mình, căn bản không thể giao tiếp được!

Trước khi trẻ nhỏ vỡ lòng thì cần phải nhớ "Thanh mẫu" và "Vận mẫu" trong "Từ điển vần thư của Đại Hạ", tiện cho việc học tập trong tương lai. Nhưng điều khá đào hố người ta là trong "Từ điển vần thư của Đại Hạ" có 49 "Thanh mẫu" và 181 "Vận mẫu"!

Trẻ nhỏ ngây thơ chưa biết gì trước khi vỡ lòng phải học thuộc lòng một cách cứng nhắc 230 chữ thường dùng.Giải thích dễ hiểu thì trước khi dạy chữ cho một người thì người này cần phải có nền tảng biết đọc biết viết nhất định.

Thuộc 3230 chữ thường dùng trong "Từ điển vần thư của Đại Hạ" rồi thì mới có thể dùng những chữ này đánh dấu cách đọc của những chữ khác. Trẻ nhỏ học vỡ lòng rất chậm, dân chúng vất vả mở mang dân trí, chú âm khó khăn cũng là một vật cản lớn.

Khương Bồng Cơ nói: "Huynh mở ra xem đi rồi sẽ biết." 

(Quyển 5) Hệ Thống Livestream của Nữ Đế - Nấm Hương Xào, Du Bạo Hương CôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ