KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

1 0 0
                                    


ĐOẠN TRÍCH :"KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH"

A. Tác giả

B. Tác phẩm

1.Khái quát:

- Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" gồm 22 câu thơ lục bát, nằm ở phần 2 "Gia biến và lưu lạc".

- Có thể nói đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình rất mực tài hoa của Nguyễn Du.

2. Phân tích

a. 6 câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích

Sau khi trải qua liên tiếp nhiều tai biến: gia đình mắc oan, bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Nàng toan tìm đến cái chết, Tú Bà hoảng hốt, dỗ dành nàng ra lầu Ngưng Bích. Thuý Kiều giờ đây một mình đối diện với cảnh thiên nhiên, đối diện với lòng mình. Bi kịch nội tâm của nàng thể hiện rõ qua khung cảnh thiên nhiên: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

- Câu thơ đầu với bốn từ "Ngưng Bích – Khoá xuân" gợi lên nghịch cảnh mà Kiều đang phải trải qua. Ngưng Bích, tên lầu thật đẹp nhưng liền đó lại là hai từ "khóa xuân". Nơi ấy đã khoá chặt tuổi thanh xuân của Kiều. Bao ước vọng, khát khao hạnh phúc dường như đã tan biến. Lầu Ngưng Bích trở thành điểm bắt đầu cho bước đường lưu lạc đầy cay đắng, tủi nhục của Kiều.

- Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian nghệ thuật vừa có chiều rộng, chiều cao, chiều sâu như thể đối lập với nỗi cô đơn, trơ trọi của phận người nơi đất khách.

+ Từ lầu cao, Kiều ngước mắt trông, nàng chỉ thấy "vẻ non xa tấm trăng gần". Ngoài bóng trăng và dáng núi gần xa ẩn hiện, bên nàng nào có ai, bởi vậy, cảnh đã hắt hiu lại càng hiu hắt thêm bội phần.

+ Cái mênh mông, vắng lặng còn theo ánh mắt nàng khi trông xuống "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Câu thơ với cặp từ "nọ, kia" gợi vẻ rộng khắp. Thêm vào đó là cụm từ "Bốn bề bát ngát" càng gợi lên sự hoang vắng đến rợn ngợp của không gian . Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượn sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích trở thành một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có thiên nhiên rộng lớn, lặng lẽ vây quanh, Kiều phải tự đối diện với chính mình trong sự cô đơn, cô độc đến tột cùng.

-Không gian đã thế, thời gian lại càng nhấn Kiều trong nỗi buồn tủi, bẽ bàng:

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

+ "Bẽ bàng" ở đây có nghĩ là xấu hổ và tủi thẹn. Nàng cảm thấy bẽ bàng là bởi tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục chia lìa còn bản thân nàng thì danh dự, nhân phẩm đã bị người ta chà đạp.

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now