CHIẾC LƯỢC NGÀ-Nguyễn Quang Sáng

2 1 0
                                    


CHIẾC LƯỢC NGÀ

Nguyễn Quang Sáng

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tác giả

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.

- Phong cách sáng tác: Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng là lối viết chân chất, mộc mạc, bình dị với giong văn đậm chất Nam Bộ.

Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đây là giai đoạn mà cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

Thể loại

Truyện ngắn

Ý nghĩa nhan đề

- Chiếc lược ngà là hình ảnh, chi tiết trung tâm của tác phẩm, gắn kết cuộc đời, tính cách của các nhân vật và góp phần khắc họa sâu nội dung truyện.

- Với bé Thu, chiếc lược ngà là mơ ước, là món quà đầu tiên và cũng là kỷ vật cuối cùng của người cha. Bởi vậy, chiếc lược ngà là kỷ vật, là hình ảnh của người cha.

- Với ông Sáu, chiếc lược ngà không chỉ là món quà ông dành tặng con mà còn là hình bóng của cô con gái yêu quý. Bởi vậy, chiếc lược ngà là tất cả tình thương nỗi nhớ ông gửi gắm cho cô con gái bé bỏng.

- Với bác Ba, chiếc lược ngà là sự trao gửi thiêng liêng giữa người cán bộ cách mạng với đứa con gái của người đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường.

- Với cha con ông Sáu, chiếc lược ngà là biểu tượng thiêng liêng bất diệt và cầu nối tình cảm sâu nặng của hai cha con.

Bố cục

3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "chị cũng không muốn bắt nó về"): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.

- Phần 2 (tiếp theo đến "vừa nói vừa từ từ tuột xuống"): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now