ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN

1 1 0
                                    

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ – HUY CẬN

A.Tác giả

- Trước cách mạng, Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới với những tác phẩm mang âm hưởng buồn sầu triền miên, cô đơn và bế tắc...

- Sau cách mạng, Huy Cận hoà mình với cuộc sống mới trong sự lạc quan, yêu đời...

B. Tác phẩm

1. Giới thiệu khái quát

- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

- Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"(1958).

2. Phân tích

a. Khổ 1: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách Huy Cận. Với sự kết hợp của bút pháp lãng mạn và cảm hứng vũ trụ, cảm hứng về cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa, nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh tráng lệ, kì vĩ.

- Mở đầu là cảnh hoàng hôn trên biển:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then,đêm sập cửa"

+ Buổi chiều là khoảng thời gian gợi buồn. Từ xưa đến nay, nó đi vào thơ ca cùng với nỗi buồn man mác ...Đến với thơ Huy Cận, thời gian ấy lại hoà cùng thiên nhiên bao la tạo nên một cảnh tượng kì vĩ, tráng lệ. Mặt trời trong khoảnh khắc hoàng hôn được so sánh như hòn lửa nhuộm hồng biển khơi. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ và sóng biển là then cài...Với lối so sánh và nhân hoá ấy, vũ trụ tuy lớn lao, kì vĩ nhưng lại hiện ra gần gũi, thân quen. Biển đêm vốn bí ẩn, đáng sợ, thậm chí là cuồng nộ nhưng giờ đây cũng trở nên gần gũi, ấm áp, thân thương. Vũ trụ và thiên nhiên bao la lúc này chẳng khác nào một ngôi nhà rộng lớn. còn những người ngư dân chính là các thành viên của gia đình. Thiên nhiên và con người giờ đây vô cùng gần gũi, gắn bó và hoà hợp.

-Nét đẹp của khổ thơ 1 không chỉ là cảnh hoàng hôn trên biển mà còn tập trung ở hình ảnh đoàn thuyền và những con người hăm hở ra khơi:

" Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

+ "Đoàn thuyền" chứ không phải là con thuyền. Đoàn thuyền ra khơi trong bóng đêm chứ không phải lúc bình minh như trong thơ Tế Hanh " khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng".

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now