ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU

1 1 0
                                    

ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU

I.Tác giả:

- Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì chống Pháp với những tác phẩm viết về người lính và chiến tranh.

- Thơ ông không nhiều nhưng có những bài bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

II. Tác phẩm

1.Giới thiệu khái quát về bài thơ

Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào đầu năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu bị ốm nặng được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm lòng của người đồng đội ấy, ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp- tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ.

2. Phân tích

a. Cơ sở của tình đồng chí ( 7 câu thơ đầu)

- Cùng hoàn cảnh:

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đưa người đọc đến với quê hương của những người lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"

Đọc hai câu thơ đầu ta nhận ra giọng điệu rất đỗi mộc mạc, giản dị. Nó như một lời thủ thỉ, tâm sự, giãi bày. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối để tư đó gợi lên sự đăng đối, sự tương đồng về cảnh ngộ của những người lính. Chính Hữu đã mượn thành ngữ "nước mặn đồng chua" và hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" để nói về xuất thân của họ. Nếu như "nước mặc đồng chua" chỉ những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn thì hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" lại gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Lời thơ không đưa ta đến những vùng quê cụ thể nhưng qua cách giới thiệu giản dị, Chính Hữu đã giúp người đọc hình dung được về quê hương của những người lính. Đó là những vùng quê nghèo lam lũ, nghèo khó. Ở đó, những người nông dân đã cởi bỏ áo nâu ruộng đồng để khoác lên mình màu xanh áo lính. Hay nói cách khác, "anh" và "tôi" đều là những người nông dân mặc áo lính, lớn lên và ra đi từ những vùng quê nghèo. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã giúp họ trở nên gắn kết.

-Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước

Không chỉ được hình thành từ lòng đồng cảm giai cấp, tình đồng chí còn được tạo bởi sự đồng điệu về lí tưởng, nhiệm vụ:

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

Lời thơ khiến ta nhớ tới những vần thơ của Hồng Nguyên trong bài thơ "Nhớ"

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now