SANG THU - HỮU THỈNH

2 0 0
                                    

SANG THU – HỮU THỈNH

A.Tác giả:

B.Tác phẩm

1.Giới thiệu khái quát

- Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh được sáng tác năm 1977- 2 năm sau ngày đất nước giành được độc lập. Bài thơ đã ghi lại những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong thời khắc giao mùa đồng thời bộc lộ những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về con người, về cuộc đời vốn đầy dẫy những khó khăn thử thách. Bài thơ hấp dấn người đọc bởi những vần thơ nhẹ nhàng và những hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa.

2.Phân tích

a.Khổ 1 - Những tín hiệu giao mùa:

-Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả những tín hiệu đầu tiên của thời khắc giao mùa. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

+ Thu đến với thi nhân thật đột ngột, bất ngờ. Từ "bỗng" gợi cảm giác bất chợt, không hẹn trước. Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như "ngô đồng", "rặng liễu", "lá vàng mơ phai", "hoa cúc"...thì với Hữu Thỉnh, ông lại bắt đầu bằng "hương ổi" thơm nồng. Đó là một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về. Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Mùi hương ấy "phả" vào trong gió. "Phả" nghĩa là toả mạnh và tỏa ra từng luồng. Chỉ một chữ "phả" thôi cũng đủ gợi cảm giác hương thơm như sánh lại trong cái se lạnh để theo gió rồi lan toả khắp không gian .

+ Không chỉ có hương ổi, cái khoảnh khắc thu sang còn báo hiệu bằng một tín hiệu rất đặc trưng: gió se. Gió se là cái gió se lạnh. Không oi nồng như cái gió của mùa hè cũng không rét cắt da cắt thịt như cái gió bấc của mùa đông. Gió se chỉ hơi lạnh nhưng cũng đủ để người ta cảm nhận được, đủ để làm cho trời thu, khí thu thêm mát mẻ. Gió se đến tức là thu đã về. Nó chính là sứ giả của mùa thu giống như chim én là sứ giả của mùa xuân vậy.

- Cảm giác thu về dường như mỗi lúc một rõ nét "Sương chùng chình qua ngõ". Tín hiệu đầu là mùi hương – hương ổi, còn giờ đây là đường nét – sương chùng chình. Từ láy "chùng chình" vừa gợi hình vừa gợi cảm xúc. Trong cảnh có tình. HÌnh ảnh "sương chùng chình qua ngõ" gợi ra những làn sương mỏng manh, mềm mại, giăng mắc màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu thêm mát mẻ và cảnh thu thêm thơ mộng, bình yên. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ láy "chùng chình". Phép tu từ ấy khiến cho sương thu như chứa đầy tâm trạng. Sương giăng nơi đầu ngõ hay cũng chính là sự lưu luyên, bâng khuâng, ngỡ ngàng của thi nhân trước sự chuyển mình của đất trời. Từ "ngõ" gợi nhiều liên tưởng, đó là ngõ xóm mà dường như cũng là "cửa ngõ thời gian thông qua giữa hai mùa".

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now