NÓI CON - Y PHƯƠNG

1 0 0
                                    

NÓI VỚI CON – Y PHƯƠNG

A.Tác giả:

- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

B.Thân bài

1.Khái quát về tác phẩm

- Bài thơ "Nói với con" của Y Phương được sáng tác vào năm 1980 – 5 năm sau ngày đất nước giành được độc lập. Mặc dù đất nước đã giành được độc lập nhưng thời điểm những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, đời sống của nhân dân ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Người ta mải mê kiếm tìm tiền bạc mà quên đi những giá trị tinh thần cao quý. Đó là văn hoá, là gia đình, quê hương, nguồn cội. Trong hoàn cảnh ấy, Y Phương đã sáng bài thơ này để nhắc nhở con, nhắc nhở chính mình và nhắc nhở bạn đọc về những giá trị tinh thần cao quý đó. Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lời thơ mộc mạc, giản dị mang đậm lối tư duy của người miền núi.

- Bố cục bài thơ có 2 phần. Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, yên vui được thể hiện trong 11 câu thơ đầu. Phần còn lại là lòng tự hào về sức sống bền bĩ, về truyền thống cao đẹp của quê hương. Với bố cục này, mạch cảm xúc bắt đầu từ gia đình rồi trải rộng ra với núi rừng, quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thân thiết mà nâng lên thành lẽ sống cao đẹp. Chủ đề bài thơ vì thế bộc lộ tự nhiện, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm sâu vào lòng ngườii.

2. Phân tích

a. Tình cảm gia đình, sự đùm bọc che chở của quê hương , bản làng là cội nguồn sinh dưỡng của con.

- Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nói với con chính là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình gia đình:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếngcười.

Đoạn thơ được viết theo nhịp 2/3 với cấu trúc sóng đôi, đối xứng, nhiều từ được láy lại đã tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: "chân phải" – "chân trái", rồi "một bước" – "hai bước", rồi lại "tiếng nói" – "tiếng cười". Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.

+ Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.

+ Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêu thương, ánh mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa ra đón đứa con vào lòng.

+ Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc tràn đầy.Cả ngôi nhà như rung lên trong "tiếng nói", "tiếng cười" của cha, của mẹ.Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn từngngày.

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now