VIẾNG LĂNG BÁC-Viễn Phương

2 0 0
                                    

VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)

A.Tác giả

- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.

B.Tác phẩm

1.Giới thiệu khái quát về bài thơ

-Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Viễn Phương từ miền Nam ra thăm Bác và viết nên bài thơ này.

- Bài thơ được viết theo thể tự do, gồm 4 khổ thể hiện niềm thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn và nỗi xót xa của nhà thơ khi Bác đi xa. Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.

2. Phân tích bài thơ

a.Khổ 1: Niềm thành kính thiêng liêng

Ngày sau nhan đề "Viếng lăng Bác" thật giản dị. Viễn Phương đã khiến người đọc lắng lại với khổ thơ đầu chân thật và thành kính:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Câu thơ mở đầu như một lời giới thiệu mình với Bác, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao cảm xúc. Nhà thơ thưa Bác và xưng con . Cách xưng hô thấm đậm nghĩa tình, biến câu thơ thành tiếng nói của con tim chan chứa niềm kính yêu. Tiếng "con" ấy vừa thể hiện lòng biết ơn, niềm yêu mến của nhà thơ đối với Bác, vừa cho thấy sự gần gũi giữa lãnh tụ với nhân dân. "Con ở miền Nam", đây là người con từ chiến trường miền Nam gian khổ, sau bao nhiêu năm đợi tháng chờ, hôm nay mới được về bên Bác, về bên người Cha già kính yêu của dân tộc.

- Nhà thơ sử dụng từ "thăm" thay cho từ "viếng":

+ "Viếng": là đến chia buồn với thân nhân người chết.

+ "Thăm": là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống.

-> Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam,trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khaomong nhớ bấy lâu.

=> Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Cách xưng hô và cách dùng từ của Viễn Phương giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.

- Đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát được,cảm nhận được, và có ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre. Khi xây dựng lăng Bác, các nhà thiết kế đã đưa về từ mọi miền đất nước các loài cây, loài hoa,tiêu biểu cho mọi miền quê hương đất nước để trồng ở lăng Bác bởi Bác là một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và Bác cũng là biểu tượng cho tinh hoa, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Và ai đã từng đến lăng Bác đều có thể nhận thấy hình ảnh đầu tiên về cảnh vật hai bên lăng là những hàng tre đằng ngà bát ngát.Nhà thơ Viễn Phương cũng vậy!

tài liệu ôn thi vào 10 ( văn )Where stories live. Discover now