Chương 10. Thiên Phật Môn

22 3 0
                                    

Dạ Ly Tước không muốn nói, nhất định không thể moi ra dù chỉ một chữ. Nàng ấy muốn đi, Thẩm Y tự nhiên cũng không giữ được.

“Hy vọng sĩ biệt tam nhật, có thể làm ta lau mắt mà nhìn.”

Đây là câu cuối cùng Dạ Ly Tước nói với Thẩm Y trước khi rời đi.

Thẩm Y nhặt cây kim châm trên mặt đất lên, siết chặt kim châm nhìn về phương hướng Dạ Ly Tước rời đi, bóng dáng hồng y đã bị gió tuyết bao phủ ở cuối đường núi.

Trong lẫn ngoài căn miếu hoang này đều có thi thể đệ tử Thương Minh Giáo, nói vậy không mất bao lâu, sẽ có thêm đệ tử Thương Minh Giáo tìm tới. Nơi đây không nên ở lâu, Thẩm Y cũng lo lắng cho sự an nguy của sư muội cùng sư đệ, liền không nghĩ ngợi nữa, vội vàng chạy về Thiên Phật Môn.

Dọc theo dãy núi Tây Cương kéo dài ngàn dặm, có đến hàng ngàn ngôi chùa lớn nhỏ. Nơi này Phật pháp thịnh hành, tượng Phật vô số. Nếu nói nơi nào điêu khắc tuyệt diệu nhất, thì đó là chính là một loạt hang Phật nằm lưng chừng đỉnh núi Bồ Tát.

Không ai biết người phương nào đã điêu khắc những hang động này, cũng không ai biết vị nghệ nhân ấy đã đi nơi đâu, chỉ biết một điều là, phạm vi bốn mươi dặm quanh đỉnh núi Bồ Tát, đều là địa giới của Thiên Phật Môn, và dãy hang Phật đó là con đường nhất định phải đi qua để đến được Thiên Phật Môn.

Thiên Phật Môn hầu như được xây dựng tựa vào núi, trên vách núi hiểm trở có ba toà đình, một nửa treo lơ lửng bên ngoài, từ bên dưới nhìn lên, lầu cao đến trăm thước, phảng phất sẽ bị gió lạnh thổi bay xuống bất kỳ lúc nào.

Toà đình thấp nhất có tên là “Trạc Trần”, một bên đình lơ lửng, một bên hãm sâu vào vách núi, từ trong lòng núi đánh ra một con đường đá, uốn lượn lên đến đỉnh núi. Nơi này là cổng vào Thiên Phật Môn, từ trong đình đi vào núi bảy bước, liền có một con suối chảy bốn mùa không ngừng. Toà đình này đặt tên Trạc Trần, chỉ vì khách giang hồ tới thăm nơi đây, nhất định sẽ vốc nước suối rửa tay, tẩy sạch bụi trần.

Toà đình nằm ở giữa tên là “Vô Nhai”, ngày thường sẽ có hai đệ tử Niêm Hoa Đường canh gác, trông coi sơn môn. Trên đình Vô Nhai, dõi mắt trông về phía xa, có thể thu hết nửa đỉnh Bồ Tát vào đáy mắt. Thẩm Y đã từng lên trên đình Vô Nhai đứng một lát, khi đó nhìn thấy núi non hiểm trở, chỉ cảm thấy trời đất bao la, con người nhỏ bé.

Toà đình cao nhất có tên là “Niết Bàn”, đó là nơi Thiên Phật Môn tiếp khách thường ngày, dường như là cao trên cả mây. Đặc biệt là tháng Chín trời đổ cơn mưa sau Hạ, mây khói nổi lên bốn phía, tràn ngập xung quanh Niết Bàn. Người trong đình nấu một ấm trà xanh, mở cửa sổ đón gió, mây khói bay vào đình nhỏ, mang theo ba phần nhu hoà, bảy phần tiên khí. Tuy là ở nhân gian, lại luôn làm người ta có cảm giác như lạc vào chốn thần tiên.

Ba toà đình này chỉ có thể xem là ngoại môn Thiên Phật Môn, để tự Thiên Phật Môn sau khi bước vào cổng Trạc Trần, dọc theo con đường trong lòng núi đi lên, đi chừng trăm bước, liền có lối rẽ, một bên nối thẳng vào Trạc Trần, một bên nối thẳng vào nội môn.

Không phải đệ tử Thiên Phật Môn, liền sẽ bị bốn gã hộ pháp canh gác ở lối ra khuyên lui bước. Nếu cố tình xông vào, hộ pháp Thiên Phật sẽ bắn tên lệnh, thông báo cho cao thủ của Bồ Tát Đường đến chi viện.

[BHTT][EDIT] Xuân Đình Tuyết - Lưu Diên Trường NgưngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ