6. Bức tranh ở Tây Tạng

1K 21 0
                                    

Chương 6: Bức tranh ở Tây Tạng 

Editor: Phượng Vỹ

Beta: Tiêu

Đó là bức tranh vô cùng kỳ lạ.

Cuối năm 2011, sau khi tôi từ Nepal trở về nước rồi đi đến Tây Tạng, dừng lại ở chân núi Tạp Nhĩ Nhân nghỉ ngơi hồi sức trong vòng một tuần.

Tôi không có bắt đầu tìm kiếm manh mối người Mã gia ngay, chung quy chuyến đi này quá sức mệt nhọc, tôi theo đề nghị của thủ hạ mình ở lại nghỉ ngơi, trước tiên giải quyết mấy thứ lỉnh kỉnh tôi thu được trong chuyến đi đến Nepal.

Lần này từ Nepal trở về tôi đem về một lượng lớn đồ trang trang sức có đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng, muốn dùng chúng xem thử có đúng với kiểu dáng của mấy món trang sức lấy ra Trương gia cổ lâu và nguồn gốc của chúng có phải là từ nơi này ra hay không. Ở Mặc Thoát, tôi đem tất cả đồ trang sức sắp xếp vào ba bao lớn, chia ra gửi ra bưu điện đến ba địa chỉ khác nhau ở Hàng Châu, đồng thời cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho chuyến đi.

"Bưu điện" ở Mặc Thoát có hai loại, đây cũng vì Mặc Thoát là một vùng tương đối đặc biệt. Nơi này quanh năm tuyết phủ, ra vào khó khăn, vì thế trước đây bưu điện chính quy ở đây chỉ có thể nhận thư từ tới mà không thể gửi thư từ đi, mãi cho đến vài năm gần đây, mới có một con đường nhỏ để trao đổi bưu kiện, nhưng xe bưu điện cũng chỉ giới hạn mỗi tuần có một chuyến.

Vì thế, ở địa phương còn có dịch vụ trao đổi bưu điện truyền thống, thật ra chính là tìm người thuận đường đem thư điện gửi đi. Vì thế nếu một đoàn người ra vào Mạc Thoát, giúp người khác đem bưu kiện đi gửi cũng là chuyện bình thường, có vài người nhân cơ hội làm trung gian kiếm thêm chút tiền. Cái "bưu điện" tôi tìm đến cũng chính là do những người như thế mở, tuy không phải là an toàn nhất, nhưng ít ra có thể bảo đảm được thời gian. Chỉ cần có người đi ra Mặc Thoát, thì sẽ biết được đại khái khi nào bưu kiện sẽ tới bưu điện bên ngoài, sau đó lại tiếp tục gửi đi thì cũng khá ổn thoả rồi.

Cách ra khỏi Mặc Thoát có xe, ngựa thồ và người khuân vác, mà xe cộ cũng không lui tới nơi này quanh năm, khi tôi đến cũng đúng vào mùa xe không thể ra vào, đoàn ngựa thồ đã sớm không còn tăm tích, cho nên chúng tôi chỉ có thể tìm tới lừa thồ hoặc là kiệu phu.

Tất cả bưu kiện đều phải do "Người phát thư" vác từng chút từng đi xuống núi, cho nên bưu kiện không thể quá nặng được, trong lúc họ đang chia cân nặng ba bao lớn bưu kiện của tôi ra cho đều, mất gần ba tiếng đồng hồ.

Cũng ngay vào lúc đó tôi nhìn thấy bức tranh kia, nó được treo ở "Quầy bưu điện"—thật ra là treo trên bức tường ở phía sau cái bàn làm việc để một khối thuỷ tinh công nghiệp.

Mặt tường phía sau sơn màu xanh lá nhạt, trên đó treo vài thứ như: Một bức tranh chữ thuỷ mặc "Bay xa vạn dặm", có diều hâu cùng bốn đại tự, ba lá cờ thi đua song ngữ, đều là cái gì mà "Không nhặt của rơi" và "Đảm bảo an toàn" mấy từ ca ngợi linh tinh như thế. Ngoài ra, trên đó còn có một bức tranh sơn dầu.

Bức tranh này vừa nhìn là biết đó không phải là một tác phẩm của hoạ sĩ chuyện nghiệp, đó là một bức tranh thực sự rất bình thường, thậm chí cách vẽ có chút vụng về, trong tranh là một người đang nghiên mặt, từ mức độ bong tróc của bức tranh thì thấy, hình như nó đã được treo ở này trong một thời gian rất lâu rồi.

Tàng Hải Hoa ( Phần 2 Đạo mộ bút ký)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ