CHƯƠNG 1: MỘT ĐÊM KHÓ NGỦ

107 3 0
                                    

001 - ♥01
Tôi quyết định đi dạo một chút vì không ngủ được.

Lịch sử dòng họ Chitanda có thể được theo dấu từ những năm đầu thời đại Edo...

Những thửa ruộng bạt ngàn phía bắc thành phố Kamiyama đã từng tồn tại trên nó cả một làng nghề nông. Mang trọng trách của người đứng đầu làng nhà Chitanda đã gìn giữ, tự cày cấy và cho thuê tất cả phần đất xung quanh nơi tôi đang đứng. Họ phải đứng ra thương lượng về đủ loại thuế với chánh quan và những lãnh chúa phong kiến rồi cũng nhận trách nhiệm tăng chất lượng nông sản. Và dĩ nhiên, họ sẽ thay mặt cho dân làng tham gia vào các lễ hội thường niên vào mùa xuân và mùa thu.

Đất nơi đây không hẳn là được thiên nhiên ưu ái. Sự màu mỡ đáng tự hào không thể giúp nó tránh khỏi sự tàn phá từ bão tuyết hay gió giật. Phải đến thời Edo những kĩ năng canh tác đầu tiên mới được áp dụng. Mỗi chút thay đổi từ khí hậu đều dẫn đến một vụ mùa thất bại nên không lạ gì khi thời đó những người làm nông kính sợ và thờ phụng các vị thần.

Là tầng lớp thượng lưu, như đã đề cập nhà Chitanda sẽ thay mặt dân làng tổ chức mọi nghi lễ từ lễ gieo mạ, lễ gặt lúa cho đến lễ Obon[1] hay ngày đầu năm mới. Công việc thường thấy nhất vào những ngày này là họ sẽ đi thu lương thực của dân làng để dâng lên đền thờ. Có vẻ như đây là một cách cực kì tế nhị để lấy một phần tiền thuê ruộng, và quả thật việc cho thuê đất chính là nền tảng của sự sung túc của gia tộc.

Sau chiến tranh, vì chính sách tái cơ cấu đất nông nghiệp mà nhà Chitanda cùng những điền chủ lớn khác đều bị buộc bán hầu hết đất của mình cho chính quyền. Thế nhưng Chitanda Shounosuke, người đứng đầu gia tộc lúc bấy giờ đã nhìn thấy một cơ hội ngàn vàng. Với việc dùng số tiền có được nhờ bán đất để nhanh chóng hiện đại hoá nông cụ cùng với cải tiến sản xuất, Shounosuke đã thu lại lợi nhuận đủ để dần dần mua lại chính những miếng đất đã bị buộc bán đi. Cho tới khi cha tôi tiếp quản vị trí lãnh đạo gia tộc thì nhà Chitanda đã lấy lại một nửa những gì đã từng là của họ. Ở cuối thời Showa thì cái "một nửa" ấy không hề nhỏ một chút nào.

Thoạt nghe thì có vẻ tôi đang tâng bốc người nhà, nhưng sự thật Chitanda Shounosuke không chỉ là một nhà kinh doanh lỗi lạc. Ông còn là một người đáng tin cẩn và cũng chính là ông nội tôi. Nhưng vì ông đã mất từ lâu nên tôi không có nhiều hồi ức cho lắm.

Tóm lại là gia đình Chitanda chúng tôi đã vượt qua những thời khắc rối ren trong và sau chiến tranh mà vẫn giữ được vị thế của mình, cho tới nay vẫn đại diện cho người dân nơi đây thực hiện những lễ nghi truyền thống.

Nhưng tôi phải không đồng tình với những gì Fukube-san đã nhận xét. Nhà Chitanda không thật sự hào phú hơn hẳn bất kì ai. Có thể thấy ở việc giảm số lễ hội địa phương từ bốn xuống còn hai vào mùa xuân và mùa thu hằng năm, và "đồ cúng" bây giờ chỉ còn là một chai rượu. Dù vậy lễ hội vẫn giữ nguyên đặc tính cố hữu của nó: một cái cớ để người ta quây quần bên nhau mà cạn chén. Tôi không biết uống rượu nên cũng chưa ngồi vào bàn nhậu lần nào.

Lễ hội vào mùa xuân và mùa thu sẽ được tổ chức trong một căn đền nhỏ thờ "Thần làng", dĩ nhiên chỉ là một tiểu thần. Hội ở đây cũng bao gồm múa lân và khiêng kiệu mikoshi.[2] Một người nhà Chitanda sẽ đại diện hành lễ và cầu nguyện cho một năm yên bình vào hội mùa xuân rồi dâng lời cảm tạ vào hội mùa thu...

Hyouka-Hội Cổ Điển Full Vol1-6Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ