28. dành cho em của tôi.

570 51 3
                                    

"Chí Thành, em trở về rồi."

-

"Chí Thành, mày không đi cùng cậu vào Thượng Hải hả?"

"Không ạ, con muốn ở lại đây."

Cậu tôi nói với tôi với giọng điều rõ tiếc nuối, rồi cậu phất tay, xe bò lăn bánh rời khỏi, tôi chỉ đành thở dài ngó theo, tôi muốn đi Thượng Hải lắm chứ, chỉ là, tôi không biết mình sẽ ra sao nếu rời xa nơi này.

Tôi là người của một vùng quê nghèo ở Chiết Giang, nơi này không đến nỗi tồi tàn nhưng vì nơi đây đầy rẫy những người vượt biên bằng một cách thần kì, đến đây để tìm cuộc sống mới, tôi cũng chính là một trong nhiều người vượt biên, từ Nam Triều Tiên về đây.

Phác Chí Thành tôi là hoạ sĩ có tiếng ở dãy phố nghèo này, tôi cũng chẳng hiểu vì sao họ đánh giá cao tôi, tôi chỉ vẽ những gì tôi thấy, tôi nghĩ và tôi cảm nhận được.

Cảnh sinh hoạt nơi đây rất vội vã nhưng tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, tôi thường dành những buổi sáng trong lành để ngồi tĩnh lặng ngắm nhìn mọi người xung quanh, và rồi tôi đặt bút, những đường nét mực đen cứ thế hiện hữu trên giấy trắng.

Bởi vì thời buổi khó khăn, màu mực lúc đó đã phát minh được ra rất nhiều, rất nhiều màu sắc được ra đời nhờ vào những nguyên liệu thiên nhiên, vì thế chúng đắc đỏ hơn những gì tôi có thể làm được, nhưng mỗi bức tôi vẽ ra, tôi đều cố gắng điểm xuyến bằng những màu mực đầy sắc màu.

Tôi làm công cho một hãng rượu lâu đời nằm trên con phố nhà giàu bên cạnh, chủ yếu là vận chuyển rượu đến những tửu lầu lâu đời hoặc những nơi được gọi là quán hát, tiền công khi ấy 3 hào thật sự là tất cả những gì tôi kiếm được. Vậy mà ít ai nghĩ được đằng sau vẻ hào nhoáng xô bồ của một cuộc sống đầy xa hoa vật chất lại có một con phố nhỏ đầy những mảnh đời nghèo khổ.

Nghèo khổ không đáng sợ, chỉ là tương lai phía trước mịt mù khiến người ta quá sức sợ hãi.

Tôi sống trong một gian nhà cho thuê với giá 1 hào cho một tháng, có một chiếc giường, một cây quạt máy tồi tàn, một gian bếp luộm thuộm và một cái mái nhà đủ để che nắng che mưa. Cuộc sống của người ở đây là như vậy đó, nhưng ít ra vẫn còn rất nhiều tình yêu thương trên đời này.

Con bé Hoa gian nhà kế mang cho tôi ly nước suối trong lành, con bé xinh đẹp và trẻ trung, nó thích tôi lâu lắm rồi, nhưng tôi chỉ là căn bản không thể đáp lại.

"Mời Thầy uống nước ạ."

Con bé duyên dáng cười, và thật kì lạ khi tôi phải luôn nghe nó gọi là 'thầy'. Trước khi vượt biên đến đây, ở Nam Triều Tiên tôi thường được học qua chữ Hán, thành ra tôi tự nhiên trở thành 'thầy' của toàn bộ tụi con nít ở trong khu này, một tuần hai bữa đều đặn dạy chữ cho chúng nó, thậm chí còn được cha mẹ chúng bưng cơm rót nước.

Tôi dùng góc sân dưới tán cây cổ thụ làm lớp học cho tụi nó, tôi thích cách chúng lắng nghe bằng những khuôn mặt nhỏ nhắn, tôi thậm chí còn dạy chúng viết chữ nếu hôm đó việc ở hãng rượu không quá vất vả.

JICHEN • Ngày ngày tháng thángNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ