Tôi sợ nhất là những ngày không thấy chị những khoảng thời gian khá lâu - cả những buổi chiều và tối, đôi lúc chẳng biết chị đã đi đâu. Thi thoảng tôi bắt gặp chị băng qua quảng trường hoặc chuyện trò với nhưng người tôi chưa từng thấy nơi đó. Nhưng cái đó không tính, bởi trong quảng trường nhỏ nơi người ta tụ tập gần giờ nghỉ, chị hiếm khi nhìn tôi lần thứ chỉ là cái gật đầu nhiều khi là nhằm vào người bố của tôi, chứ không hẳn là với tôi.
Bố mẹ tôi - nhất là bố tôi vui khôn xiết vì có chị. Lalisa có giúp việc giỏi hơn hầu hết các khách trọ hè của chúng tôi. Chị giúp bố tôi sắp xếp giấy tờ, quản lý tốt nhiều thư từ nước ngoài của ông, và rõ ràng là đang tiến triển với quyển sách của chính chị. Đời sống riêng tư và thời gian của anh là chuyện riêng của anh - Nếu tuổi trẻ phải đi nước kiệu thì ai sẽ lo nước đại ? là câu châm ngôn vụng về của bố tôi nói về chị. Trong ngôi nhà chúng tôi, Lalisa chẳng thể làm gì sai cả.
Bởi bố tôi không bao giờ để ý tới những lần vắng mặt của chị, tôi nghĩ sẽ an toàn hơn nếu không bao giờ để lộ ra rằng những lần ấy gây cho tôi bất kỳ sự âu lo nào. Tôi nhắc tới sự vắng mặt của chị chỉ khi một trong hai người hỏi chị đã đi đâu; tôi sẽ vờ ngạc nhiên như họ. À phải nhỉ, chị ấy đi lâu quá. Không, không biết. Và tôi phải lo chuyện không được tỏ vẻ quá ngạc nhiên nữa, bởi vì như vậy có thể thành gia tạo, và hành động với hai người điều gì khiến tôi u sầu. Họ mà bắt gặp hành vi gian dối là biết ngay tức thì. Tôi ngạc nhiên vì họ còn chưa. Họ nói rằng tôi quá dễ gần với người ta. Tuy vậy, mùa hè này, rốt cuộc tôi nhận ra ý của họ trong chữ quá dễ gần. Rõ ràng là chuyện đã xảy ra trước đây, và họ hẳn đã nhận thấy, rất có thể là hồi tôi còn quá nhỏ để nhận thấy bất cứ gì. Nó đã tạo ra những gợn sóng báo động suốt đời họ. Họ lo lắng cho tôi. Tôi biết họ là đúng. Tôi chỉ hi vọng họ sẽ không bao giờ biết sự thể cách xa những lo lắng thông thường của họ đến nhường nào. Tôi biết họ chẳng nghi ngờ gì, và điều này phiền lòng tôi - dù ngược lại tôi sẽ chẳng muốn. Như vậy nếu tôi không còn trong suốt nữa và có thể ngụy tạo nhiều đến vậy trong đợi mình, thì rốt cuộc tôi đã được an toàn khỏi họ, và khỏi chị - nhưng với cái giá nào, và tôi có muốn được an toàn tới vậy khỏi bất kỳ ai chăng ?
Không có ai để mà thổ lộ. Tôi kể cho ai mới được ? Dì Mafalda ? Dì sẽ đi khỏi nhà. Cô của tôi ? Rất có thể cô sẽ nói với mọi người. Marzia, bạn nè tôi ? Họ sẽ bỏ tôi trong tích tắc. Anh em họ của tôi lúc tới chơi ? Không bao giờ. Bố tôi có quan tâm điểm phóng khoáng nhất - nhưng trong chuyện này ? Ai khác nữa ? Viết thư cho một trong các giáo viên của tôi ? Gặp nác sĩ ? Nói là tôi cần một bác sĩ trị điên ? Nói với Lalisa ?
Nói với Lalisa. Không có ai khác để nói với cả, Lalisa ạ, nên tôi e người đó sẽ phải là chị...
Một chiều nọ, khi tôi biết trong nhà chẳng có ai tôi lên phòng chị. Tôi mở tủ đồ của chị vì đây là phòng tôi lúc không có khách nào, giả vờ tìm đó tôi đã bỏ lại trong số những ngăn kéo dưới cùng. Tôi dự tính là sẽ lục mớ giấy tờ của chị, nhưng ngay khi tôi mở tủ ra, tôi thấy nó. Trên móc là chiếc áo phông màu trắng hồi sáng mà chị vẫn chưa mặc đi bơi. Đó là lý do tại sao nó nằm trong tủ chứ không phải đang khô đi ngoài ban công. Tôi nhặt nó lên, chưa bao giờ trong đời tôi tọc mạch vào đồ đạc cá nhân của người khác. Tôi đưa chiếc áo lên mặt rồi chà mặt mình vào lớp trong, như thể đang cố rúc vào nó và biến mất sau những lần của nó - vậy ra đây là mùi của chị khi người chị không bôi kem rám nắng, đây là mùi của chị, đây là mùi của chị, tôi cứ lặp lại với mình như thế, nhìn vào trong chiếc áo để tìm gì đó còn riêng tư hơn mùi của chị, và rồi hôn lên từng góc của nó, gần như là ước ao tìm được tóc, bất cứ gì để lây để cho cả chiếc áo vào lòng, giá mà tôi có thể đánh cắp nó, giữ nó với tôi mãi mãi, không bao giờ để dì Mafalda giặt nó, dùng trong những tháng mùa đông ở nhà, và khi ngửi nó thì tái hiện lại chị, trần trụi như chị nên tôi ngay lúc này. Bất giác, tôi cởi chiếc áo phông của mình và bắt đầu mặc áo của chị vào. Tôi biết mình muốn gì, và tôi muốn nó với một tâm trạng mê ly, như vẫn thường khiến con người ta nhận lấy những rủi ro mà họ không bao giờ nhận ngay cả khi đã say khướt. Tôi muốn để lại bằng chứng cho chị tìm thấy đam mê của tôi trong đó. Rồi khi ấy một ý niệm còn điên khùng hơn choán lấy tâm trí tôi. Tôi giở khăn trải giường của chị lên, cởi chiếc áo phông của chị, rồi đến cả tất cả những gì tôi còn trên người mình, rồi cuộn người giữa những tấm đắp của của chị, trần như nhộng. Hãy để chị tìm ra mình - tôi sẽ đối mặt mà giải quyết, dù bằng cách này hay cách khác. Tôi nhận ra cảm giác trên giường. Giường của tôi. Nhưng mùi của chị ở khắp quanh rỗi trọn vẹn và hòa dịu, giống như cáu mùi kỳ lạ đã đột nhiên phủ trùm lên thân thể tôi khi một ông cụ lớn tuổi tình cờ đứng ngay bên phải tôi trong một đền thờ vào ngày Yom Kippur* đặt tấm khăn tallis* của ông lên đầu tôi cho đến khi tôi gần như biến mất hoàn toàn và lúc bấy giờ hòa vào một cõi nào luôn tản mác nhưng thi thoảng tụ lại khi một thực thể vào một thực thể khác phủ trùm họ bằng cùng một mảnh vải ấy. Tôi đặt gối chị lên mặt, hôn điên dại, và kẹp chân mình quanh nó, nói với nó rằng tôi không đủ can đảm để nói với những người khác trên cõi đời. Rồi tối nói chị những gì tôi muốn nói. Mất không đến một phút.
Bí mật đã ra khỏi thân thể tôi. Nếu chị thấy thì sao. Nếu chị bắt gặp tôi thì sao. Thì đã sao, thì đã sao, thì đã sao.
Từ phòng chị trở lại phòng tôi, tôi tự hỏi có bao giờ mình đủ tiền để làm chuyện đó lần nữa hay chăng.
Tôi hôm ấy tôi theo dõi cẩn thận vị trí của mọi người trong nhà. Cơn ham muốn đáng hổ thẹn lại ào tới tôi nhanh hơn tôi tưởng tượng. Biết đâu chừng tôi lại lẻn lên lầu như không.
Một buổi tối nọ, lúc đang đọc sách trong phòng đọc của bố, tôi gặp câu chuyện về một chàng hiệp sĩ trẻ đẹp si mê một nàng công chúa. Nàng cũng yêu chàng, dù rằng nàng có vẻ không hoàn toàn nhận biết điều ấy, và dù tình bạn nảy nở giữa ho hoặc có lẽ vì chính tình bạn ấy, chàng thấy mình sao quá đỗi hèn mọn và nghẹn ngào bởi sự tròn sáng đến đáng sợ của nàng, đến nỗi chàng hoàn toàn không thể nói lên được tình yêu của mình. Một ngày kia chàng thẳng thừng hỏi nàng
"Nói ra hay chết quách đi thì tốt hơn ?"
Tôi thậm chí chưa bao giờ đủ can đảm để hỏi một câu như vậy.
Nhưng điều tôi đã nói với chiếc gối của chị cho tôi biết rằng ít ra trong một khoảnh khắc tôi đã tập dượt cái sự thật, đưa nó ra khỏi miền thinh lặng, rằng tôi thực ra đã thích nói nó ra. Và nếu chị tình cờ đi ngang ngay khoảnh khắc tôi lẩm nhẩm những điều tôi sẽ không dám nói với chính mình trong gương, sẽ chẳng phiền - cho chị biết, cho chị thấy, cho chị thấy luôn nếu chị muốn - chỉ cần chị đừng nói với ai - ngay cả khi chị là cả thế giới với em ngay lúc nay, ngay cả khi trong mắt chị là một thế giới kinh sợ, đầy khinh miệt. Cái anh nhìn sắt đá ấy của chị, Lalisa, em thà chết còn hơn nhận lấy nó một khi em đã thổ lộ với chị.
---------
End chương 1
*Yom Kippur: ngày thiêng liêng nhất trong lịch Do Thái, họ nhịn ăn và đọc kinh sám hối
*tallis: khăn choàng bằng vải trắng của người Do Thái, có viền bốn góc, sọc tía, đen hoặc xanh, dùng trong lễ cầu kinh buổi sáng.
BẠN ĐANG ĐỌC
[lichaeng] 1 - nếu không phải bây giờ thì là khi nào ?
Hayran Kurgu1/4 - cmbyn Tên gốc - Call Me By Your Name "Đừng để chị là ai khác khi chị ở xa. Đừng để chị là ai đó tôi chưa từng gặp. Đừng để chị có cuộc đời khác chứ không phải cuộc đời chị sống với chúng tôi, với tôi.Đừng để tôi mất chị"